Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp sang đất sử dụng với mục đích khác để triển khai các dự án, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. Để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời quản lý hiệu quả các dự án đầu tư, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý dự án có sử dụng đất lâm nghiệp.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bôi và cán bộ địa chính xã Kim Bôi rà soát diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.
Xã Kim Bôi và xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi nằm trong vùng thực hiện dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ nên diện tích đất lâm nghiệp phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng tương đối lớn. Theo số liệu kiểm đếm ban đầu, diện tích đất lâm nghiệp cần chuyển đổi để thực hiện dự án khoảng trên 18,3 ha. Trong đó, xã Kim Bôi trên 13 ha, xã Cuối Hạ trên 5 ha, gồm đất rừng sản xuất, đất núi đá và đất bằng chưa sử dụng. Đồng chí Bùi Thị Hợi, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Bôi cho biết: UBND xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân nắm rõ chủ trương của tỉnh đối với việc thực hiện dự án, phối hợp các phòng, ban của huyện bước đầu thực hiện công tác kiểm đếm các loại đất và tài sản trên đất. Đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, xã tuyên truyền, vận động người dân, thông báo rõ chủ trương, quy định của Nhà nước về chuyển đổi đất lâm nghiệp, đồng thời tăng cường phối hợp làm tốt công tác quản lý đất lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
Thời gian qua, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn có 6 dự án được triển khai với khá nhiều diện tích liên quan đến đất lâm nghiệp. Trong đó, 3 dự án đã hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, diện tích gần 60 ha; 3 dự án đang hoàn thành các thủ tục cấp phép. Để tăng cường công tác quản lý đất lâm nghiệp, UBND xã phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện Lương Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người dân chấp hành nghiêm quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất lâm nghiệp, không để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép.
Đồng chí Nguyễn Phùng Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Vinh cho biết: Thực tế hiện trạng rừng và đất rừng thường có nhiều biến động qua các năm, sự biến động này không chỉ do tác động của các yếu tố sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi rừng... mà còn do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, với hoạt động chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án. Vì vậy, xã phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, các phòng, ban chuyên môn của huyện cập nhật thường xuyên hiện trạng đất rừng, rà soát diện tích đất rừng và giám sát chặt chẽ các hộ nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng.
Ðể kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác, các ngành, địa phương thực hiện nghiêm quy định pháp luật về chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Ðặc biệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, nhất là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Theo kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2140, ngày 19/9/2023, diện tích được điều chỉnh ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng gần 3.200 ha để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đất rừng phòng hộ 284 ha, đất rừng sản xuất gần 2.900 ha. Đồng chí Trần Văn Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Tỉnh tập trung làm tốt công tác quy hoạch, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch ngành, tuân thủ quy hoạch quốc gia; tiếp tục rà soát giao đất gắn với giao rừng, thống nhất ranh giới trên bản đồ và trên thực địa; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; kiên quyết thu hồi đất và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân được giao đất, giao rừng nhưng không thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Tham mưu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong chuyển đổi mục đích sử dụng; kiên quyết thu hồi dự án có sai phạm, gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng và môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân.
Phương Linh
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 23/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét đậm, vùng núi Bắc Bộ trời rét hại kéo dài đến ngày 25/12; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế trời rét.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, ngày 22/12, nhiều khu vực trên cả nước có chỉ số tia cực tím ở mức trung bình do Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống mức rất thấp.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 21/12, sau khi đi vào vùng biển phía Tây Nam Trường Sa, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
Thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt (RTSH) và những tồn tại, phát sinh liên quan chất thải sinh hoạt đang là vấn đề nan giải của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có TP Hòa Bình. Thực tế, mặc dù đã có nhiều giải pháp được thực hiện nhưng bài toán thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm và còn nhiều bất cập.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An trời tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại; ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế trời rét.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (20/12), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua khu vực phía nam đảo Palawan (Philippines), đi vào Biển Đông.