Ngày 25-3, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) thông báo các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2010. Mặc dù, đây là kỳ thi thường niên của học sinh học hết chương trình phổ thông nhưng để làm bài thi đạt kết quả cao, thí sinh dự thi cần phải nắm được một số kỹ năng cần thiết cho kỳ thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 được tổ chức các ngày hai, ba và bốn tháng 6 với sáu môn thi bắt buộc. Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Ðối với giáo dục THPT, thi sáu môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Ðịa lý (trong đó các môn: Ngoại ngữ, Hóa học thi theo hình thức trắc nghiệm). Môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Ðức, Nhật Bản. Thí sinh không theo học hết chương trình THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy - học thì được thi thay thế bằng môn Vật lý (thi theo hình thức trắc nghiệm). Ðối với giáo dục thường xuyên, thi sáu môn: Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Ðịa lý (trong đó các môn: Vật lý, Hóa học thi theo hình thức trắc nghiệm). Ðiểm mới của kỳ thi năm nay, ngoài môn Ngoại ngữ chỉ có phần chung, các môn còn lại đều ra hai phần (chung và riêng). Ngoài làm bài theo phần chung, thí sinh được lựa chọn một trong hai phần riêng để làm bài thi, nếu làm cả hai phần riêng sẽ không được tính điểm. Bài thi phải viết rõ ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng com-pa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm); chỉ được viết bằng một loại bút, một thứ mực (không được dùng mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy, xóa bằng bất kỳ cách gì. Khi nộp bài thi, các thí sinh phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Không nộp giấy nháp thay giấy thi.


 

Kinh nghiệm của các kỳ thi tốt nghiệp những năm trước cho thấy, ngoài khối lượng kiến thức cần nắm vững, thí sinh cũng cần nắm bắt được thêm nhiều kỹ năng làm bài hiệu quả. Theo Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD và ÐT) Trần Văn Nghĩa: Việc trước tiên thí sinh cần biết rõ những dụng cụ học tập được phép mang vào phòng thi gồm: Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, com-pa, ê-ke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Át-lát địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý, do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu. Thông thường những công việc này thí sinh thường coi nhẹ nhưng khi làm bài thi sẽ giúp thí sinh vững tin và không bị lúng túng, thiếu đồ dùng khi đang làm bài thi. Ðáng chú ý, các thí sinh không được mang điện thoại di động vào phòng thi. Trong những kỳ thi tốt nghiệp gần đây có khoảng 80% số thí sinh bị đình chỉ thi do mắc lỗi mang điện thoại vào phòng thi dù không sử dụng.


 

Ngay khi nhận đề bài thi, thí sinh cần kiểm tra nhanh số trang và chất lượng các trang in, nếu phát hiện đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi. Ðáng chú ý, trong đề bài môn thi trắc nghiệm có nhiều mã đề, nhiều trang, cho nên thí sinh cần kiểm tra xem các trang có cùng một mã đề hay không, tránh tình trạng làm xong đề thi của trang đầu mới đọc đến những trang tiếp theo, phát hiện sai lệch tốn nhiều thời gian và gây hoang mang cho thí sinh. Thông thường, đề thi phải ghi rõ có mấy trang và có chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề. Mặt khác, việc chấm thi môn trắc nghiệm được triển khai trên máy tính cho nên khi thí sinh tô số báo danh và mã đề cần chính xác, nếu không khi đưa lên máy tính chấm bài có thể xảy ra tình trạng nhầm lẫn bài thi.


 

Một điểm đáng lưu ý, thí sinh nên lựa chọn sẽ thi theo phần nào (phần theo chương trình chuẩn hay nâng cao) ngay từ khi ôn thi tốt nghiệp chứ không phải đến khi cầm đề thi mới xác định. Ðiều này sẽ giúp thí sinh có thêm thời gian, không bị phân tâm lựa chọn làm phần riêng nào. Bộ phận ra đề sẽ cho hai đề khá tương đồng nhau, việc xác định đề khó hay dễ ngay tại phòng thi là rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Trong quá trình làm bài thi, thí sinh cần nhận dạng, phân loại đề thi thuộc loại nào, yêu cầu của đề là gì để định hướng làm bài, tránh bị lạc đề, không trả lời thừa cũng không trả lời thiếu... Cần bao quát đề thi, xem đề có mấy câu hỏi, biểu điểm thế nào để có hướng phân bổ thời gian làm bài, tránh sa đà vào một số câu mà bỏ qua các câu còn lại. Với đề thi trắc nghiệm, thí sinh không nên mất quá nhiều thời gian nghiền ngẫm những câu quá khó đối với mình, có thể bỏ qua các câu khó để giải quyết những câu khác dễ hơn rồi sẽ quay lại làm những câu bỏ lại sau cứ theo trình tự từ những câu có thể làm được ngay đến những câu khó dần. Trong khi làm bài thi trắc nghiệm do thời gian ngắn, cho nên việc xử lý đề là hết sức quan trọng, chỉ cần đọc qua một lượt xem những câu hỏi nào vừa sức có thể làm được ngay thì làm trước. Nên bắt đầu làm bài từ câu số một, lần lượt lướt nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn. Lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó, quay trở lại làm những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, khi thực hiện vòng hai cũng cần khẩn trương. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại đâu là phương án đúng. Khi đánh dấu thí sinh cũng lưu ý đánh dấu rõ khi lựa chọn câu trả lời, nếu đánh dấu quá mờ có thể máy chấm điểm không đọc được. Thí sinh cần chú ý làm hết, không nên bỏ lại câu nào thì khả năng có điểm sẽ được tăng lên.


 

Cũng theo đồng chí Trần Văn Nghĩa, mỗi môn thi tốt nghiệp đều có đặc điểm riêng, cần có những lưu ý riêng trong khi làm bài thi. Quá trình ôn thi tốt nghiệp, các thầy giáo, cô giáo của từng môn cần có hướng dẫn và lưu ý các em làm bài thi sao cho đạt hiệu quả cao nhất, tránh những sai sót không đáng có xảy ra.
 
 
                                                                       Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Vi khuẩn Salmonella
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bộ ảnh chưa từng có về bào thai động vật

National Geographic Documentary mới đây tiết lộ bộ ảnh “phi thường của các loài động vật trong bào thai”, với những tấm hình “gây sốc” về phôi thai của cá heo, cá mập, chó, chim cánh cụt, mèo, voi…

Tìm ra chất chống bệnh béo phì trong cây dứa dại

Mới đây nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu cấp cao (CINVESTAV) đã phát hiện một loại chất có trong cây dứa dại (Agave), nguyên liệu chính dùng làm rượu Tequila tại quốc gia này, có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, tiểu đường, loãng xương và một số chứng bệnh thông thường khác.

Hé mở "tân thế giới" vi sinh vật trong đại dương

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Washington của Mỹ, họ đã tìm ra một "tân thế giới" của giới vi sinh vật biển và sẽ giúp họ tìm hiểu về các mốc phát triển quan trọng của môi trường trên Trái Đất

iPad 3G sẽ “lên kệ” vào ngày 30/4

Cuối cùng Apple cũng đã thông báo ngày 30/4 sẽ chính thức bán phiên bản iPad 3G tại Mỹ. Giá bán trên thị trường quốc tế của chiếc máy tính bảng này sẽ được “Quả táo” công bố vào ngày 10/5 tới.

Tập huấn kiến thức tin học và ứng dụng Internet cho cán bộ Đoàn cơ sở

(HBĐT) - Trong 2 ngày 21 - 22/4, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên (Tỉnh Đoàn) tổ chức Hội nghị tập huấn kiến thức tin học và ứng dụng Internet cho các cán bộ Đoàn cơ sở.

Tác động tiêu cực của thực phẩm biến đổi gen

Các nhà khoa học Nga đã công bố kết quả của công trình nghiên cứu độc lập cho thấy thực phẩm biến đổi gen gây tác hại cho các động vật có vú.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục