Hiện nay, phía Nga cũng đã nhận 60 sinh viên Việt Nam, trong đó có 2 sinh viên của tỉnh Ninh Thuận học tập về lĩnh vực điện hạt nhân tại Obninsk - Liên bang Nga.
Tập đoàn Nhà nước Rosatom - Liên bang Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ ngành năng lượng nguyên tử.
Đó là khẳng định của ông Boyarkin Segei Alexandrovich - Giám đốc chương trình Tập đoàn Rosatom tại diễn đàn - đối thoại với chủ đề "Năng lượng nguyên tử: sự đón nhận của xã hội, các khía cạnh kinh tế và xã hội trong sự phát triển tương lai của tỉnh Ninh Thuận."
Diễn đàn do Tập đoàn Nhà nước Rosatom và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày 14/4, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
Một nhà máy điện hạt nhân trên thế giới |
Tại diễn đàn, ngoài việc giới thiệu công nghệ hạt nhân của Liên bang Nga, ông Boyarkin Segei Alexandrovich đã nêu lên những vấn đề cần thiết đối với trình độ của một cơ quan quản lý về điện hạt nhân, trong đó việc đào tạo con người là yếu tố quan trọng nhất.
Việc Nga nhận đào tạo chuyên viên về hạt nhân cho Việt Nam là để khẳng định một lần nữa, phía giáo dục Nga sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam trên tất cả phương diện. Điều này cũng là thực hiện cam kết giữa hai nước về hợp tác cùng phát triển.
Hiện nay, phía Nga cũng đã nhận 60 sinh viên Việt Nam, trong đó có 2 sinh viên của tỉnh Ninh Thuận học tập về lĩnh vực điện hạt nhân tại Obninsk - Liên bang Nga. Phía Nga cũng đã cấp 60 suất học bổng cho sinh viên; tạo điều kiện ăn ở tốt nhất cho các em.
Giải đáp những câu hỏi mà các đại biểu tham dự diễn đàn đặt ra như: Việc tuyển chọn sinh viên học ngành điện hạt nhân đòi hỏi tiêu chí cao; bằng cách nào sinh viên Việt Nam có cơ hội được học để phục vụ nhà máy điện hạt nhân sau này...., ông Artisiuk Vladimir Vasilievich - Hiệu Phó trường bổ túc cán bộ chuyên môn Trung ương (Liên bang Nga) cho rằng: "ngành giáo dục hạt nhân là một ngành khoa học, chứa đựng nhiều kiến thức và khá phức tạp, vì thế để nắm vững kiến thức của ngành này, người được đào tạo phải có những kiến thức vững vàng trước như: ngoại ngữ, các môn tự nhiên như: vật lí, hóa học, toán học..."
Ông Artisiuk Vladimir Vasilievich cho biết: "Các sinh viên Việt Nam hiện đang học tập về ngành điện hạt nhân tại Nga được các chuyên gia của Tập đoàn Nhà nước Rosatom trau dồi kiến thức; được tiếp cận những công nghệ cao nhất của điện hạt nhân tại Nga... Để các học sinh của Việt Nam có cơ hội được học về ngành điện hạt nhân, chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam hướng dẫn, tạo cho học sinh làm quen với công nghệ hạt nhân từ rất sớm, qua đó để các em nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập. Đối với Việt Nam, để có được một đội ngũ chuyên gia hạt nhân có trình độ để vận hành tốt các nhà máy điện hạt nhân cần phải trải qua một chương trình huấn luyện nghiêm ngặt trong điều kiện thưc tế ở các nhà máy điện hạt nhân từ 18 đến 24 tháng."
Về chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ ngành năng lượng nguyên tử cho Việt Nam, ông Tạ Đức Thịnh - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định: "Phía Nga rất thiện chí trong việc tiếp nhận các sinh viên Việt Nam đến học tập, hiện 60 sinh viên đang học tập tại Obninsk - Nga về điện hạt nhân đã được Nga hỗ trợ học bổng toàn phần, kể cả nơi ăn, chốn ở.... Đợt sau, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tuyển thêm khoảng 70 sinh viên nữa đến Nga học tập. Phía Nga đã cam kết sẽ cùng với Việt Nam hỗ trợ kinh phí để các em có điều kiện học tập tốt nhất."
Cũng tại diễn đàn, ông Konyshev Igo Valerievich, Trưởng ban quan hệ vùng Tập đoàn Nhà nước Rosatom đã giới thiệu những kinh nghiệm của Nga trong việc tuyên truyền xã hội khi tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ của mình và cho rằng, tuyên truyền là yếu tố rất quan trọng, vấn đề là cần có một cơ chế, chính sách thật phù hợp, thuận lòng dân để tuyên truyền cho người dân hiểu, tạo được sự đồng thuận cao; đồng thời phải đảm bảo tính nhất quán trong công tác tư tưởng, đảm bảo các yếu tố về dân sinh và môi trường, có như vậy việc tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới tiến triển đúng thời gian.
Kết thúc diễn đàn-đối thoại, Tập đoàn Nhà nước Rosatom cũng đã tổ chức một giờ học mở cho học sinh tại trường tiểu học Tấn Tài 3, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm về năng lượng nguyên tử bằng ngôn từ giản dị để các em hiểu thế nào là năng lượng nguyên tử, điện hạt nhân, tầm quan trọng của việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và điều kiện tham gia của các em trong dự án./.
Theo TTX/Vietnam+
Một nghiên cứu quốc tế giữa các trường đại học California (Mỹ), Dublin City (Ireland) và Valparaíso (Chile) đã đưa ra kết quả là một loại chip sinh học thông minh có thể phân tích máu giúp chẩn đoán bệnh chỉ trong vài phút.
Hãng điện tử đến từ Đài Loan, Gigabyte Technology cho biết sẽ ra mắt loạt máy bảng mới vào năm nay. Đặc biệt, trong số đó bao gồm cả loại máy tính bảng có thể sử dụng đồng thời cả hệ điều hành Android và Windows 7.
Kiến trúc sư trưởng bộ phận ứng dụng của Apple Randy Ubillos vừa có bài giới thiệu về công cụ biên tập và chỉnh sửa video chuyên nghiệp Final Cut Pro X.
(HBĐT) - Vừa qua, tại Nam Định, Trung tâm Hữu nghị cộng đồng 3 tỉnh: Hòa Bình, Nam Định và Quảng Bình (Thuộc Dự án thúc đẩy cộng đồng quản lý tại Việt Nam) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Quỹ sáng kiến.
Chiều 12-4, Trung tâm Đào tạo và Thiết kế vi mạch - ICDREC (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cho biết: Tại cuộc thi thiết kế vi mạch quy mô lớn (LSI - Large Scale Integrated) 2011 lần thứ 14 vừa tổ chức tại Okinawa (Nhật Bản), hai đội Việt Nam dự giải đã đoạt ngôi vị cao nhất.
Mới đây, tập đoàn Intel đã thông báo về kế hoạch mở một trang web chuyên về nghiên cứu và phát triển tại Phần Lan, với đội ngũ nhân sự vào khoảng 200 người.