(HBĐT) - Hỏi: Chi bộ X ban hành kế hoạch kiểm tra đối với đảng viên A đang sinh hoạt tại chi bộ là cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy X quản lý. Trong chi bộ có 2 loại ý kiến: Ý kiến thứ nhất, chi bộ không có thẩm quyền kiểm tra vì đồng chí A là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý nên cấp trên mới có thẩm quyền kiểm tra đối với đồng chí A; ý kiến thứ hai, đồng chí A là đảng viên sinh hoạt tại chi bộ nên chi bộ có thẩm quyền kiểm tra đối với đồng chí.
Trả lời: Khoản 1, Điều 7 của Quy định số 22-QĐ/TW quy định về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chi bộ: "Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ thực hiện nhiệm vụ đảng viên. Tập trung kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của chi bộ, nhiệm vụ do chi bộ phân công và quy định về trách nhiệm nêu gương, về những điều đảng viên không được làm”.
Căn cứ quy định trên, đảng viên A là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý nhưng là đảng viên sinh hoạt tại chi bộ nên chi bộ có thẩm quyền kiểm tra các nội dung theo quy định nêu trên đối với đảng viên A theo chương trình, kế hoạch kiểm tra trong năm của chi bộ.
(Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương)
(HBĐT) - Đảng bộ Công an tỉnh hiện có 29 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc (21 chi bộ, 8 đảng bộ cơ sở); 82 tổ chức đảng (TCĐ) trực thuộc 10 Đảng bộ Công an huyện, thành phố; 151 Chi bộ Công an xã, phường, thị trấn với tổng số đảng viên chiếm 65% tổng quân số lực lượng Công an tỉnh.
(HBĐT) - "Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Tân Lạc đã tham mưu Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) của Đảng, xây dựng chương trình, kế hoạch KTGS có trọng tâm, trọng điểm, chỉ đạo các cấp ủy triển khai nghiêm túc nhiệm vụ KTGS theo quy định của Điều lệ Đảng. Qua đó góp phần quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH địa phương" - đồng chí Bùi Văn Thượng, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Tân Lạc cho biết.
(HBDDT) - Hỏi: Việc thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm pháp luật có 2 ý kiến: (1) Thực hiện quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm để xem xét kết luận và quyết định kỷ luật hay chỉ thực hiện quy trình xem xét thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm. (2) Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khai trừ ra khỏi Đảng, như vậy có phải tiến hành quy trình thi hành kỷ luật không?
(HBĐT) - Ngày 19/5/2023, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Lương Sơn họp xem xét kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm (CDHVP) và xem xét kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên tại Đảng ủy xã Hòa Sơn.
(HBĐT) - Hỏi: Việc xem xét thi hành kỷ luật đối với đảng viên là cán bộ đang công tác trong tổ chức Nhà nước, đã bị xử lý kỷ luật về mặt hành chính, hiện nay có 2 ý kiến giải quyết: (1) Phải tiến hành thực hiện quy trình kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm để xem xét, kết luận và quyết định xử lý kỷ luật Đảng; (2) Chỉ thực hiện quy trình xem xét thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.
(HBĐT) - Khoản 1, Điều 35, Điều lệ Đảng quy định "Tổ chức đảng (TCĐ) và đảng viên (ĐV) vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời” và theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 5, Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6/7/2022 của Bộ Chính trị quy định về tình tiết giảm nhẹ "Chủ động báo cáo vi phạm của mình với TCĐ, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát (KTGS)”.