Toàn văn Quyết định số 139-QĐ/TW ngày 4/1/2024 của Bộ Chính trị ban hành Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Điều 2. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, cơ quan Trung ương của Đảng; các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban cán sự đảng, đảng đoàn ở Trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 173-QĐ/TW, ngày 08/7/2008 của Bộ Chính trị khoá X ban hành Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
QUY TRÌNH
kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
I - BƯỚC CHUẨN BỊ
1. Thành lập đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch kiểm tra:
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương căn cứ chương trình, kế hoạch kiểm tra hằng năm; chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu xây dựng, ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đề cương báo cáo kết quả tự kiểm tra của đối tượng kiểm tra (khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kế hoạch kiểm tra thì kèm đề cương báo cáo).
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra. Căn cứ tính chất, nội dung kiểm tra quyết định thành phần, số lượng thành viên đoàn kiểm tra. Phân công Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư làm trưởng đoàn kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, phương pháp, thời gian tiến hành... Thời gian kiểm tra không quá 180 ngày, trường hợp cần thiết có thể quyết định gia hạn thời gian nhưng không quá 60 ngày.
2. Đoàn kiểm tra dự kiến lịch làm việc của đoàn, nội quy hoạt động phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn kiểm tra; chuẩn bị các văn bản, tài liệu có liên quan.
3. Văn phòng Trung ương Đảng bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết phục vụ đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.
II - BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Đoàn kiểm tra hoặc đại diện đoàn kiểm tra triển khai quyết định kế hoạch kiểm tra, thống nhất lịch làm việc với đối tượng kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên (nếu đối tượng kiểm tra là đảng viên); yêu cầu đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo theo đề cương gợi ý, cung cấp hồ sơ, tài liệu; chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.
2. Đối tượng kiểm tra chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra bằng văn bản và các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư (qua đoàn kiểm tra).
3. Đoàn kiểm tra thẩm tra, xác minh:
- Đoàn kiểm tra nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra, hồ sơ, tài liệu; làm việc với đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Yêu cầu đối tượng kiểm tra bổ sung, giải trình bằng văn bản những nội dung cần làm rõ (nếu có). Khi cần điều chỉnh, bổ sung về nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra thì đoàn kiểm tra báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.
- Đoàn kiểm tra dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra.
4. Tổ chức hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra (tổ chức đảng là đối tượng kiểm tra hoặc quản lý trực tiếp đảng viên được kiểm tra chủ trì và ghi biên bản hội nghị).
- Thành phần: Đoàn kiểm tra; tập thể lãnh đạo có thẩm quyền của tổ chức được kiểm tra hoặc đảng viên được kiểm tra và đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên đó (trưởng đoàn kiểm tra căn cứ nội dung, đối tượng kiểm tra để quyết định tổ chức đảng chủ trì tổ chức hội nghị, thành phần tham dự).
- Nội dung: Đoàn kiểm tra thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra; hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có).
5. Đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau; hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra trình Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương).
6. Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổng hợp kết quả kiểm tra của các đoàn, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng gửi dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đến các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư theo Quy chế làm việc.
III - BƯỚC KẾT THÚC
1. Hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận:
- Thành phần: Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị hoặc Ủy viên Ban Bí thư, đại diện đoàn kiểm tra; đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương của Đảng và tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
Nội dung: Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra của các đoàn, ý kiến của đối tượng kiểm tra và các đề xuất, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan; hội nghị thảo luận, kết luận.
Trường hợp kết luận đối tượng kiểm tra vi phạm đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật và tự giác kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật thì Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Trường hợp đối tượng kiểm tra chưa tự giác, không nhận trách nhiệm thì tiến hành kiểm tra hoặc chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.
- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng xây dựng thông báo kết luận kiểm tra trình Thường trực Ban Bí thư ký, ban hành.
2. Đại diện Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư thông báo hoặc ủy quyền cho đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra đến đối tượng kiểm tra và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.
3. Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm; hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao cho Văn phòng Trung ương Đảng lưu trữ theo quy định.
4. Giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương đôn đốc, giám sát đối tượng kiểm tra thực hiện kết luận kiểm tra; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo VTV.VN
Ngày 28/11, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh tiến hành Kỳ họp tháng 11/2023.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), UBKT Đảng ủy Ban Dân tộc tỉnh thực hiện nghiêm túc và đã khẳng định vai trò tham mưu giúp Đảng ủy Ban Dân tộc tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện. Qua đó, góp phần xây dựng Đảng bộ Ban Dân tộc vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 16-CT/UBND, ngày 16/11/2023 về việc chấn chỉnh hoạt động công vụ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
(HBĐT) - Sau khi có kết luận thanh tra của các cơ quan chức năng huyện, năm 2023, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy xã Thạch Yên đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 1 đảng viên thuộc chi bộ xóm Chầm. Qua kiểm tra, UBKT Đảng ủy xã kết luận có vi phạm về đạo đức, lối sống, đề nghị Đảng ủy thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
(HBĐT) - Đảng bộ huyện Yên Thủy có 50 chi, đảng bộ cơ sở, trong đó có 16 đảng bộ, 34 chi bộ, 202 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 5.572 đảng viên (ĐV).
(HBĐT) - Ngày 30/10/2023, UBKT Huyện uỷ Lương Sơn đã họp xem xét kết luận kiểm tra có dấu hiệu vi phạm và đề nghị thị hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Đảng uỷ (BTV) và các đảng viên liên quan thuộc Đảng uỷ xã Cao Dương (cũ), huyện Lương Sơn.