1. Phân tích, đánh giá tình hình khí tượng, thủy văn nổi bật trong tháng 2, 3
- Nắng nóng: Trong tháng 2 xảy ra 3 ngày nắng nóng cục bộ ở huyện Mai Châu (ngày 19 - 21/2), nhiệt độ cao nhất ngày từ 35,6 - 36,7 độ C. Trong tháng 3 xảy ra 3 ngày nắng nóng cục bộ vào ngày 5, 23, 31/3.
Cụ thể: Ngày 5/3 nắng nóng xảy ra ở huyện Lạc Sơn (35.9 độ C) và nắng nóng gay gắt ở huyện Mai Châu (38.6 độ C). Ngày 23/3, nắng nóng xảy ra ở huyện Mai Châu (36.7 độ C). Ngày 31/3, nắng nóng xảy ra ở TP Hòa Bình (36.7 độ C) và nắng nóng đặc biệt gay gắt ở huyện Mai Châu (39.2 độ C). Xảy ra 1 đợt nắng nóng diện rộng từ ngày 1 - 3/4 với nhiệt độ cao nhất từ 35,3 - 39,9 độ C. Trong đó, ngày 1/4 nhiều nơi nắng nóng gay gắt. Từ ngày 1 - 4/4, huyện Mai Châu có nắng nóng đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày từ 39,0 - 39,9 độ C.
- Không khí lạnh (KKL), gió mùa đông bắc: Có 4 đợt KKL ảnh hưởng đến khu vực (trong đó 2 đợt KKL gây rét đậm, rét hại diện rộng). Ngoài ra có một số đợt KKL tăng cường yếu.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tháng 2/2024 từ 19,3 - 21,8 độ C, cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 1,3 - 3,2 độ C. Nhiệt độ trung bình tháng 3/2024 từ 21,6 - 23,3 độ C, cao hơn hơn TBNN từ 1,0 - 1,8 độ C.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa tháng 2/2024 từ 9 – 25 mm, phổ biến xấp xỉ, ít hơn TBNN từ 3 - 8 mm. Tổng lượng mưa tháng 3/2024 từ 12 – 76 mm, phổ biến ít hơn TBNN từ 12 - 22 mm (Lạc Sơn và Chi Nê nhiều hơn TBNN từ 8 - 31 mm).
- Thuỷ văn: Dòng chảy trên các sông, suối, hồ chứa khu vực tỉnh Hoà Bình phổ biến đều thiếu hụt so với TBNN từ 5 - 10%, thiếu hụt nhiều trên sông Đà.
2. Dự báo khí tượng, thủy văn từ tháng 5 đến tháng 7/2024
- Hiện tượng ENSO: El Niño vẫn duy trì nhưng cường độ suy yếu dần từ nay đến khoảng tháng 6/2024, sau đó có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%.
- Cảnh báo khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
+ Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): Từ nay đến tháng 7/2024, số lượng bão, ATNĐ trên biển Đông có khả năng thấp hơn so với TBNN (TBNN khoảng 2-3 cơn).
+ Mưa dông, lốc, sét, mưa đá: Trên phạm vi toàn tỉnh có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
+ Nắng nóng: Có xu hướng gia tăng trong thời kỳ từ tháng 5-7/2024. Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
+ Mưa vừa, mưa to: Mùa mưa tại tỉnh Hòa Bình có khả năng xuất hiện tương đương so với TBNN. Có khoảng 2 - 4 đợt mưa vừa, mưa to diện rộng ảnh hưởng đến tỉnh Hòa Bình. Đề phòng mưa lớn cục bộ và hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
- Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiện tượng nắng nóng gia tăng ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất. Đặc biệt, thời kỳ tháng 5-7/2024, mức độ nắng nóng có thể gia tăng gay gắt hơn. Ngoài ra, mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng.
* Phân tích nền nhiệt độ, lượng mưa trên các khu vực so với TBNN
- Nhiệt độ trung bình: Từ tháng 5 - 6/2024, ở mức cao hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 1,0 - 2,0 độ C. Tháng 7/2024, xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN khoảng từ 0,5 - 1,5 độ C (TBNN: 27.0 - 29.2 độ C).
- Tổng lượng mưa: Tổng lượng mưa từ tháng 5 - 7/2024 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ (TBNN: 552.0 - 898.9 mm).
- Cảnh báo khả năng xuất hiện các hiện tượng thủy văn nguy hiểm: Có khả năng xuất hiện lũ trên sông Bôi và sông Bùi, lũ quét và sạt lở đất trên các sông, suối nhỏ, đặc biệt là sạt lở đất, sụt lún đất trên sườn dốc, trên các ta luy dương đường giao thông, khu vực có địa chất yếu kém, ngập úng các vùng trũng thấp.
- Cảnh báo mực nước trên các sông xuống thấp trong mùa khô: Chú ý sử dụng nước tiết kiệm đề phòng thiếu nước tưới cho nông nghiệp.
3. Xu thế thời tiết, thủy văn từ tháng 8 đến tháng 10/2024
- Khí tượng:
Hiện tượng ENSO: Dự báo hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 65-75%
- Cảnh báo khả năng xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
+ Bão, ATNĐ: Từ tháng 8-10/2024, số lượng bão,ATNĐ trên biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền có khả năng ở mức xấp xỉ so với TBNN (số lượng bão, ATNĐ TBNN trên Biển Đông khoảng từ 6-7 cơn, TBNN đổ bộ vào Việt Nam khoảng từ 2-3 cơn). Đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.
+ Nắng nóng: Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với TBNN trong tháng 8/2024, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt. Nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối tháng 8.
+ Mưa vừa, mưa to: Từ tháng 8 - 10/2023 có khoảng 3 - 5 đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Những tháng cuối năm 2024, Enso chuyển sang pha La Nina, đề phòng hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, sét và mưa đá bất thường các tháng 9, 10/2024.
- Diễn biến xu thế nhiệt độ, lượng mưa
+ Nhiệt độ trung bình 3 tháng: Từ tháng 8 - 10/2024 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ đến cao hơn TBNN từ 0,5 - 1,5 độ C (TBNN: 23.6 - 28.2 độ C).
+ Tổng lượng mưa (TLM) 3 tháng: Tháng 8/2024, tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ TBNN. Tháng 9/2024, TLM phổ biến ở mức cao hơn 10-30% so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 10/2024, TLM phổ biến thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ (TBNN: 561.4 - 860.3 mm).
- Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội
Bão và ATNĐ gây ra gió mạnh. Ngoài ra, hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
Mưa lớn có thể làm ngập úng khu đô thị, vùng trũng thấp và hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở vùng có địa hình dốc, có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người, cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, thiệt hại mùa màng.
Vào những ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy, nổ ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
- Thủy văn và nguồn nước
+ Diễn biến xu thế mực nước
Trên sông Đà: Tại trạm thuỷ văn Hòa Bình, mực nước biến đổi theo điều tiết của thủy điện Hòa Bình. Mực nước trung bình, cao nhất, thấp nhất ở mức thấp hơn so TBNN.
Trên sông Bôi: Tại trạm thủy văn Hưng Thi xuất hiện lũ. Mực nước trung bình, cao nhất, thấp nhất ở mức cao hơn so TBNN.
Trên sông Bùi: Tại trạm Lâm Sơn xuất hiện lũ. Mực nước trung bình, cao nhất, thấp nhất ở mức cao hơn so TBNN.
+ Diễn biến xu thế tổng lượng nước mưa, tổng lượng nước mặt
Trên sông Đà: Tại trạm thuỷ văn Hòa Bình, tổng lượng mưa cao hơn so với TBNN, tổng lượng nước mặt cao hơn so với TBNN.
Trên sông Bôi: Tại trạm thủy văn Hưng Thi, tổng lượng mưa cao hơn so với TBNN, tổng lượng nước mặt cao hơn so với TBNN.
Trên sông Bùi: Tại trạm Lâm Sơn, tổng lượng mưa cao hơn so với TBNN, tổng lượng nước mặt cao hơn so với TBNN.
Chiều 28/2, Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình ban hành Bản tin dự báo thời tiết tỉnh Hòa Bình. Theo đó, thông tin tình hình thời tiết ngày 28/2: Tỉnh Hòa Bình có mưa nhỏ rải rác, gió Đông Bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ lúc 13h phổ biến từ 15 - 18,6 độ C. Trời rét đậm.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày 22/2/2024, bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, khoảng đêm nay (22/2), bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến tỉnh Hòa Bình.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, từ ngày 30/1/2024, thời tiết khu vực tỉnh Hòa Bình ấm dần lên. Cụ thể, trong ngày 30/1, dự báo trời nhiều mây, không mưa, nhiệt độ từ 13 - 20 độ C, độ ẩm 65 - 95%. Ngày 31/1, nhiệt độ từ 14 - 23 độ C. Sang đến ngày 1/2, dự báo nhiệt độ tăng lên 18 - 25 độ C.