Theo PGS-TS Trần Văn Độ - nguyên Phó chánh án TAND tối cao, vụ AVG sẽ tạo ra tiền lệ cho những vụ án khác dưới góc độ một vụ án kinh tế tham nhũng khắc phục được hậu quả.




Trả lời PV Thanh Niên, PGS-TS Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án TAND tối cao, cho rằng vụ án liên quan đến thương vụ MobiFone mua AVG đã "phá vỡ” những kỷ lục trong lịch sử tố tụng khi số tiền tham nhũng bị phát hiện lên tới hàng triệu USD, 2 đời bộ trưởng cùng vào tù...

Thương vụ MobiFone mua Công ty CP nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) gây ra những thiệt hại kinh tế rất lớn cũng như khoản tham nhũng hàng triệu USD trước nay chưa có. 4 bị cáo trong vụ án này nhận hối lộ khoản tiền lên tới hàng triệu USD và đều bị truy tố ở khung tử hình, song cáo trạng của Viện KSND tối cao khi quy buộc hành vi của các bị cáo đều đề nghị áp dụng chính sách pháp luật để giảm nhẹ hình phạt, ông nhìn nhận thế nào về đề nghị này?

Đây là quyền của các cơ quan tố tụng. Dĩ nhiên, quyền này phải được nằm trong quy định pháp luật và phải có căn cứ về pháp lý.

Đối với những vụ án kinh tế, tham nhũng nói chung, khi quyết định hình phạt, tòa sẽ cân nhắc kỹ lưỡng vai trò, hành vi, số tiền chiếm đoạt và kết quả nộp tiền khắc phục hậu quả để giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, đặc biệt là việc hợp tác với cơ quan tố tụng trong khắc phục tài sản đã chiếm đoạt, khắc phục càng cao thì càng có cơ hội để được áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Điều 40 bộ luật Hình sự 2015 về hình phạt tử hình cũng quy định rõ người phạm tội tham ô tài sản nhưng chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn, thì không thi hành án tử hình với họ. Tuy nhiên, trong vụ án này, tôi được biết chỉ có một số người khắc phục phần lớn tài sản tham ô thì có thể xem xét, còn có những trường hợp như ông Nguyễn Bắc Son chỉ nộp lại được khoản tiền nhỏ thì khó mà được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son khai đã nhận hối lộ 3 triệu USD nhưng đến nay cơ quan tố tụng chỉ kê biên, phong tỏa được 1 căn nhà và khoản tiền gần 600 triệu đồng. Vậy theo luật định, có cách nào để thu hồi tài sản tham nhũng?

Về vấn đề này, các cơ quan tố tụng sẽ phải chứng minh ông Son khai phần lớn khoản tiền nhận hối lộ đã đưa cho con gái, nhưng con ông ta không nhận thì cơ quan chức năng phải xem xét con gái ông ta có tài sản ra sao, kinh doanh đầu tư cái gì, khả năng tài chính như thế nào. Tôi nghĩ cơ quan tố tụng đủ khả năng để làm việc đó.

Thưa ông, đây là một vụ án rất đặc biệt khi các bên đã hủy hợp đồng, hoàn trả 100% tiền cho nhà nước, tình huống này được nhìn nhận như thế nào?

Trong vụ án này có nhiều hành vi và hậu quả khác nhau, việc hoàn trả 100% tiền nhà nước được coi là khắc phục hậu quả. Việc một vụ án kinh tế, tham nhũng đã khắc phục được triệt để về hậu quả thì có thể áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo liên quan.

Trước đây, bị cáo Phạm Nhật Vũ và các bị cáo từng được cơ quan điều tra đề nghị áp dụng chính sách "hình sự đặc biệt” nhưng bộ luật Hình sự hiện hành không có quy định nào về chính sách này, mà chỉ có chính sách khoan hồng. Do đó, đến nay theo tôi biết thì cơ quan tố tụng cũng đã nhìn nhận ra việc này nên trong cáo trạng của Viện KSND tối cao không còn đề nghị này nữa. Tuy nhiên, về trường hợp này tôi cho rằng nếu có đủ cơ sở thì nên áp dụng giảm nhẹ bởi bị cáo đã khắc phục được hậu quả khi hoàn trả lại toàn bộ khoản tiền cổ phần đã bán cho MobiFone, tất nhiên bị cáo sẽ không thể thoát khỏi trách nhiệm hình sự. Việc xử lý này cũng là để tạo ra tiền lệ cho những vụ án khác dưới góc độ một vụ án kinh tế tham nhũng khắc phục được hậu quả.

Mặt khác, từ vụ án này chúng ta cũng cần cân nhắc để sửa luật làm sao có thêm về chính sách hình sự trong xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng. Trước đây, khi tham gia sửa đổi luật phòng chống tham nhũng, bộ luật hình sự, tôi đã đề xuất tùy theo giai đoạn, tình hình nộp lại mà có thể có những hình thức xử lý đặc biệt. Thậm chí, tôi đã từng đưa ra ví dụ rất cụ thể là ở Nga, trước khi vụ án được phát hiện mà hoàn trả thì không truy tố, nếu khởi tố rồi mới hoàn trả nhưng hoàn trả phần lớn thì được miễn giảm đặc biệt, coi đó là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt khi xét xử.

Thực tiễn từ đấu tranh tội phạm kinh tế tham nhũng cho thấy việc thu hồi tài sản rất gian nan, tỷ lệ rất thấp, có những vụ án mà nhà nước, người dân mất trắng cả ngàn tỉ đồng, như vụ Trần Bắc Hà chết, sẽ phải đình chỉ điều tra. Những vụ như thế này lẽ ra phải đề nghị Viện KSND thay mặt nhà nước khởi kiện dân sự đòi lại tài sản. Nếu tài sản chuyển sang người thừa kế thì người đó phải chịu trách nhiệm mà hoàn trả lại, các nước đều làm nhưng chúng ta chưa có.


                                 Theo Thanhnien

Các tin khác


Xã Đồng Chum nỗ lực xây dựng địa bàn “sạch” tệ nạn xã hội

(HBĐT) - Giai đoạn 2015 - 2017, trên địa bàn xã Đồng Chum (Đà Bắc) có 7 đối tượng nghiện và nghi nghiện ma túy; tệ nạn cờ bạc thường xuyên xảy ra. Trước tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể xã và các tầng lớp nhân dân đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nỗ lực xây dựng địa bàn "sạch” tệ nạn xã hội. Góp phần giữ vững an ninh nông thôn, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn của người dân dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT và UBND tỉnh, lực lượng chức năng và các tổ chức liên quan đang khẩn trương triển khai kế hoạch phục vụ vận tải khách trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Canh Tý 2020. Theo đó, thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT, không để phương tiện không bảo đảm an toàn xuất bến, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân.

Triệt phá ổ nhóm tội phạm tổ chức đánh bạc và cá độ bóng đá gần 100 tỷ đồng

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa chủ trì, phối hợp Công an thị xã Từ Sơn và các đơn vị nghiệp vụ triệt phá ổ nhóm tội phạm có tổ chức do Nguyễn Như Trường (29 tuổi) và Phạm Thế Duy (32 tuổi), cùng ở phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cầm đầu, sử dụng Internet để tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới hình thức lô đề, cá độ bóng đá và cho vay nặng lãi, đòi nợ, siết nợ, ném chất bẩn vào nhà con nợ để uy hiếp tinh thần.

Chùm tin AN-TT: Toàn tỉnh có 1.520 người nghiện ma túy ngoài cộng đồng

(HBĐT) - Theo thống kê của Công an tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.951 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, giảm 2 người so với cuối năm 2018. Trong đó, có 1.520 người nghiện ma túy ngoài cộng đồng, 431 người nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện, trại tạm giam, nhà tạm giữ. Số người nghiện ma túy tổng hợp có xu hướng tăng. Hiện, toàn tỉnh có 318 người nghiện ma túy tổng hợp. Cùng với đó, hoạt động của tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy trái phép trên tuyến Tây Bắc qua quốc lộ 6, từ các tỉnh Tây Bắc qua Hòa Bình về các tỉnh vùng đồng bằng vẫn có diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi, gây nhiều khó khăn cho lực lượng đấu tranh.

Xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải trên tuyến đường Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã triển khai, phân công cán bộ, chiến sỹ tuần tra kiểm soát lưu động trên tuyến đường Hồ Chí Minh kiểm tra xử lý các phương tiện có dấu hiệu chở quá tải trọng cho phép gây mất an toàn giao thông và phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông. Tăng cường công tác điều tra cơ bản tuyến, địa bàn, rà soát, thống kê, phân tích số lượng, tình hình các phương tiện vận tải hàng hóa và các doanh nghiệp vận tải, bến bãi, mỏ vật liệu…

Xã Định Cư: Nhiều khởi sắc sau đưa công an chính quy về xã

 (HBĐT) - Sau gần nửa năm đưa công an chính quy về xã, tình hình ANTT trên địa bàn xã Định Cư (Lạc Sơn) đã có những chuyển biến tích cực. Theo đó, công tác nắm bắt thông tin, xử lý tội phạm và dự báo tình hình ANTT ngày càng sát với tình hình thực tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục