Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm trên trục đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là công trình văn hóa, nơi lưu giữ hàng nghìn tài liệu, hiện vật gắn liền với Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.


Du khách tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ thích thú bức tranh Panorama tái hiện lại Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ là công trình có kiến trúc hiện đại. Hình dáng bên ngoài được thiết kế cách điệu như hình chiếc mũ nan phủ lưới ngụy trang của chiến sĩ Điện Biên năm xưa. Phần trưng bày được bố trí ở tầng một của Bảo tàng, diện tích 1.250 m2 với gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh, bản đồ được tổ chức sắp xếp khoa học và mỹ thuật với sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

Lần đầu tiên được đến tham quan thành phố Điện Biên Phủ vào dịp cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Thiếu úy Triệu Bảo Giang, Đoàn văn công Quân khu 2 - một chiến sỹ trẻ chúng tôi gặp khi đang cùng bạn tham quan đã không khỏi choáng ngợp trước số lượng hiện vật đồ sộ và được sắp xếp một cách khoa học của Bảo tàng. Bảo Giang chia sẻ: Vào Bảo tàng tôi thấy hiện vật lưu niệm rất đầy đủ, kể từ những vũ khí, dụng cụ rất thô sơ đã đồng hành cùng bộ đội và dân tộc chiến đấu, chiến thắng kẻ xâm lược có vũ khí hiện đại hơn rất nhiều. Đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, những người trẻ chúng tôi càng thêm yêu và tự hào về lịch sử dân tộc.

Chị Lương Thị Hồng Lưỡng, hướng dẫn viên Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cho biết: Điểm nhấn của Bảo tàng là bức tranh Panorama tái hiện toàn bộ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là 1 trong 3 bức tranh lớn nhất trên thế giới. Bức tranh được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên nền vải toan, với 4.500 nhân vật cùng phong cảnh núi rừng; tất cả đã tái hiện một cách trọn vẹn, liền mạch các trận đánh tiêu biểu theo diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ, tạo cho người xem một góc nhìn đầy đủ, trực quan, sinh động, kết hợp với âm nhạc hùng tráng.

Cựu chiến binh Phạm Đức Cư, chiến sĩ Điện Biên ở phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ chia sẻ: Mỗi lần đến Bảo tàng được xem lại bức tranh, với những người từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ như chúng tôi lại nhớ lại thời kỳ chiến đấu hào hùng ấy, nhớ lại anh em đồng chí, đồng đội đã hy sinh mới có được như ngày hôm nay.

Ngoài việc chú trọng công tác sưu tầm, lưu giữ, phát huy giá trị tài liệu hiện vật, thời gian qua, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ không ngừng đổi mới hoạt động nghiệp vụ, nâng cao chất lượng công tác phục vụ theo hướng chuyên nghiệp, thu hút khách tham quan trong nước và quốc tế. Bà Vũ Thị Tuyết Nga, Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ chia sẻ: Để phục vụ nhu cầu đón khách đến tham quan, công tác chuyên môn như sưu tầm, kiểm kê, bảo quản được tiến hành đồng thời để bổ sung những tài liệu, hiện vật, những câu chuyện sinh động, từ đó hướng dẫn viên, thuyết minh viên có thể xây dựng thành những câu chuyện để truyền tải đến du khách một các tốt nhất, sinh động nhất về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên tinh thần trao truyền giá trị lịch sử của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, cũng như quảng bá về mảnh đất, con người, văn hóa, du lịch tỉnh Điện Biên đến với du khách muôn phương khi đến với vùng đất lịch sử này.


Ngô Thị Thoa
(Ban Dân vận Tỉnh ủy) 

Các tin khác


Khai trương Trung tâm báo chí Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Rộn ràng thành phố Điện Biên Phủ gần ngày đại lễ

Đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cận kề. Cũng như bao người con đất Việt cùng hướng về Điện Biên để hòa mình vào không khí hào hùng, náo nức của ngày đại lễ, từ Hòa Bình, tôi ngược đường lên mảnh đất anh hùng. Vượt qua những cung đường đèo, dốc đến TP Điện Biên Phủ, khí thế những ngày chuẩn bị cho đại lễ khiến tôi choáng ngợp. Mảnh đất đã từng hứng nhiều bom đạn, nếm trải bao đau thương, mất mát, nơi quân và dân một lòng vì độc lập dân tộc nay đã thay da đổi thịt.

Đoàn Kết - nơi những khẩu sơn pháo Điện Biên “thử lửa”

Để chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 3/1953, tại xã Đoàn Kết (Yên Thủy), Tổng Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này sau đó đều được đưa tới Điện Biên Phủ công phá quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh.

Những mốc lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là đỉnh cao của trí tuệ quân sự Việt Nam, chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Báo Hòa Bình xin trân trọng điểm lại những mốc thời gian của chiến dịch này.

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên “Chim biển”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục