Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực hàng dệt kim xuất khẩu, Công ty TNHH Dệt kim Hòa Bình HKK (Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình) đang tạo việc làm cho gần 500 lao động, hầu hết là người lao động (NLĐ) địa phương với mức lương bình quân 8 triệu đồng/người/tháng.

Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Hoà Bình: Phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động

Đến nay, Công đoàn các Khu công nghiệp (CKCN) tỉnh Hoà Bình có 41/45 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc còn hoạt động. Theo ông Đinh Quốc Thể, Chủ tịch Công đoàn CKCN tỉnh, năm 2024 có 2 đơn vị ký mới thỏa ước lao động tập thể; 100% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và ngoài khu vực nhà nước đã tổ chức hội nghị người lao động (NLĐ), 35/41 doanh nghiệp nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Các đơn vị đều xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, không có vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án.

Công ty TNHH Doosung Tech Việt Nam chăm lo đời sống, cải thiện môi trường làm việc của người lao động

Sau 12 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, Công ty TNHH Doosung Tech Vietnam (Khu công nghiệp Lương Sơn tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn) thu hút nhiều lao động địa phương, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 1.500 người lao động (NLĐ).

Công đoàn Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam thiết thực bảo vệ quyền lợi người lao động

Trong tháng cuối năm 2024, Công đoàn Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam (Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình) bàn giao 3 nhà mái ấm công đoàn cho người lao động (NLĐ) hoàn cảnh khó khăn, gồm: Xa Thị Quyết, xóm Tân Lý, xã Tú Lý và Đinh Thị Thược, tiểu khu Đoàn Kết (Đà Bắc); Phùng Thị Thúy Lân, xóm Thăng, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình). Với nguồn kinh phí hỗ trợ 135 triệu đồng, 3 nữ công nhân nghèo có điều kiện xây dựng, sửa chữa nhà, ổn định chỗ ở trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Huyện Lạc Sơn quan tâm chăm lo đời sống người lao động

Theo đánh giá của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Lạc Sơn, năm 2024, trên địa bàn huyện không có tai nạn lao động, tranh chấp lao động, đình công. Tư tưởng của đoàn viên, người lao động (NLĐ) ổn định do tình hình sản xuất, kinh doanh, việc làm thuận lợi.

Tăng phúc lợi để  “giữ chân” người lao động

Đó là hành động thiết thực nhằm chăm lo và ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động (NLĐ) đang làm việc tại Công ty TNHH GGS Việt Nam (Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình). Mỗi năm, phát huy vai trò chăm lo, bảo vệ lợi ích NLĐ, tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp (DN) đã kiến nghị Ban lãnh đạo tăng thêm 1 phúc lợi.

Các doanh nghiệp nỗ lực đảm bảo mức thưởng Tết cho người lao động

Trong thời điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ gần kề và Tết dương lịch sắp tới, người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh mong ngóng khoản thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn. Chị Nguyễn Hải Yến, công nhân bộ phận cắt may, Công ty TNHH GGS Việt Nam (Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, TP Hòa Bình) chia sẻ: Sau một năm với nhiều cố gắng, NLĐ rất quan tâm và kỳ vọng thưởng Tết, bởi đây là nguồn động viên thiết thực nhất, giúp chúng tôi có điều kiện chăm lo để gia đình được đón Tết an vui, đầm ấm.