(HBĐT) - Về Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) - xã vùng hạ lưu sông Đà sau gần 2 năm được công nhận xã nông thôn mới, được gặp gỡ, trò chuyện với những người dân nơi đây, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui, phấn khởi trong từng ánh mắt, nụ cười của mỗi người trước sự đổi thay, phát triển của quê hương.


Trong câu chuyện rôm rả của những người cao tuổi, ông Nguyễn Thanh Xuân, xóm Tôm hồ hởi: "Những năm gần đây, nhất là từ khi triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt KT-XH của xã có sự thay đổi rõ nét. Đường sá đi lại thuận tiện, sạch đẹp. Nhà cửa xây dựng khang trang. Đời sống người dân được nâng lên, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Nhân dân được thông tin về tình hình, kế hoạch phát triển KT-XH của xã, được tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ. Việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) tạo không khí cởi mở, dân chủ trong nhân dân. Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chấp hành tốt các chủ trương, chính sách.


Bộ phận "một cửa” xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh gọn yêu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, giảm phiền hà cho nhân dân.

Đồng chí Đinh Văn Tám, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Hợp Thịnh là xã được chọn làm điểm của tỉnh trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và đã cán đích thành công. Cùng với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy Đảng, chính quyền xã chú trọng thực hiện tốt QCDC, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư trong thực hiện chương trình nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như thông qua các hội nghị, buổi họp xóm, thôn, hệ thống truyền thanh cơ sở truyền tải kịp thời đến các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước, giúp người dân nắm bắt được cơ chế, hình thức đầu tư, hiểu được trách nhiệm của hộ gia đình, xã và cá nhân trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó nhân dân tự nguyện hiến đất ở, đất nông nghiệp để mở rộng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và các công trình phúc lợi của xã, đóng góp tiền của, công lao động, chỉnh trang nhà ở khu dân cư, cải tạo vườn tạp, thực hiện tường rào xanh, ngõ xóm sạch đẹp, văn minh. Trong giai đoạn thực hiện chương trình, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, 10 tập thể, 18 cá nhân trong xã đã hiến 6.869,35 m2 đất, trị giá trên 1,4 tỉ đồng, nhân dân đóng góp tiền và ngày công trị giá trên 1,9 tỉ đồng. Sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân đã góp phần quan trọng để thực hiện chương trình đạt hiệu quả.

Cùng Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong Nguyễn Công Minh, chúng tôi đến xóm Nà Bái, xã Dũng Phong (Cao Phong) - khu dân cư tiêu biểu trong phát triển KT-XH, xây dựng đời sống văn hóa. Đồng chí Bùi Thị Vuông, bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận xóm cho biết: "Trong công tác lãnh đạo, chi ủy xóm luôn coi trọng thực hiện và phát huy dân chủ. Với phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, các hoạt động, nội dung cần có ý kiến của nhân dân đều được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ trước dân. Việc thực hiện tốt QCDC đã tạo lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền.

Đoàn kết cùng chung tay phát triển kinh tế, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật, xóm Nà Bái giữ vững nhiều năm liên tục đạt làng văn hóa, AN-TT trên địa bàn ổn định, không xảy ra vi phạm pháp luật, không có khiếu nại, tố cáo phức tạp, vượt cấp. Năm 2016, số hộ gia đình văn hóa toàn xóm chiếm 73%, bình quân thu nhập đầu người đạt 25 triệu đồng, xóm còn 29/161 hộ nghèo.

Đồng chí Nguyễn Công Minh, Chủ tịch MTTQ huyện cho biết thêm: Trong xây dựng và thực hiện QCDC, MTTQ huyện luôn chủ động và triển khai nghiêm túc, tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt QCDC ở cơ sở. Qua hoạt động giao ban hàng quý kịp thời nắm bắt tình hình, dư luận trong nhân dân về những vấn đề băn khoăn, bức xúc, khó khăn, vướng mắc trên mọi lĩnh vực KT-XH, AN-QP, việc giải quyết KN-TC, hoạt động của cán bộ xuống cơ sở Ngoài ra, MTTQ huyện duy trì đường dây nóng với Ban thường trực MTTQ các xã, thị trấn khi có thông tin về tình hình, dư luận trong nhân dân có thể trao đổi nhanh bằng điện thoại, văn bản hoặc báo cáo trực tiếp. Bên cạnh đó, MTTQ, các đoàn thể duy trì hoạt động giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án trên địa bàn, giám sát thực hiện QCDC thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và giám sát của nhân dân, đảm bảo việc thực hiện dân chủ đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch. Thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng được tập huấn những nội dung QCDC như việc dân được biết, việc dân được bàn, việc công khai trên hệ thống truyền thanh, niêm yết tại trụ sở qua đó nâng cao chất lượng giám sát. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả QCDC trên địa bàn huyện đã góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất giữa Đảng với nhân dân, không xảy ra khiếu kiện phức tạp, đông người, ANCT - TTATXH ổn định, giữ vững.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 17/8/2007 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở, việc thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở, nhất là ở xã, phường, thị trấn đã đạt được những kết quả tích cực, dần đi vào nề nếp, có chiều sâu. Phương châm Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra được các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Bằng nhiều hình thức như niêm yết tại trụ sở, thông qua các cuộc họp thôn, xóm, tiếp xúc cử tri, hệ thống truyền thanh cơ sở, UBND các xã, thị trấn đã thông tin đầy đủ những nội dung phải công khai cho nhân dân biết như kế hoạch phát triển KT-XH; trình tự giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông; các nguồn vốn Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm); các chính sách hỗ trợ, vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; đối tượng, mức thu các loại quỹ, khoản phí, lệ phí, các khoản đóng góp khác Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp như đóng góp xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông, bình chọn các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, gia đình văn hóa, xây dựng các công trình phúc lợi liên quan trực tiếp đến người dân được đưa ra bàn bạc công khai tại các cuộc họp để nhân dân quyết định.

Trong quá trình thực hiện, các xã, thị trấn đã gắn thực hiện QCDC với thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện một cửa, một cửa liên thông để tránh phiền hà, giải quyết nhanh nhất yêu cầu của công dân. Nét nổi bật trong thực hiện QCDC là kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2015. Với sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, toàn tỉnh đã huy động nhân dân đóng góp trên 1.719 tỉ đồng, trong đó, nhân dân hiến đất 188,79 ha, đóng góp trên 1,7 triệu ngày công lao động Đến nay, toàn tỉnh có 41 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Những kết quả đạt được trong thực hiện QCDC ở cơ sở đã có tác động tích cực đối với phát triển KT-XH, AN-TT trên địa bàn tỉnh. Nhân dân phát huy quyền làm chủ, lòng tin của dân với Đảng được củng cố, góp phần xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.


Hà Thu

Các tin khác


Phối hợp chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 9/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, tập trung chỉ đạo sát sao các nhiệm vụ được giao

Sáng 8/5, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 xem xét cho ý kiến các văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các nội dung khác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Bàn giải pháp cải thiện, nâng cao các Chỉ số Par Index, Sipas, Papi 

Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả Chỉ số CCHC (Chỉ số Par Index), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số Sipas); Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (Chỉ số Papi) năm 2023 của tỉnh; đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao các chỉ số này năm 2024 và những năm tiếp theo. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh chủ trì hội nghị.

Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954  - 7/5/2024).

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục