(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có diện tích đất nông nghiệp trên 8.600 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm trên 51%. Tuy nhiên, giá trị sản xuất từ lúa không cao, chưa thành hàng hóa, nếu chỉ độc canh cây lúa thì đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2014, BTV Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành Nghị quyết số 12 về đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất lúa kém hiệu quả, giai đoạn 2014 - 2020. Gần 5 năm triển khai, Nghị quyết đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản, nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ trương phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện. 


Mô hình trồng mía tím trên đất 1 vụ của gia đình đảng viên Bùi Văn Ước, Chi bộ Bái Trang, xã Thanh Hối.

Không còn ruộng đất để hoang

Vốn đã quen với tư duy nghèo thì nghèo trước tiên cứ phải đủ gạo ăn nên nhiều năm liên tục, gia đình anh Bùi Văn Ước, xóm Bái Trang, xã Đông Lai luôn trồng hết đất ruộng cả 2 vụ trong năm, mặc dù vậy, hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2015, thực hiện Nghị quyết số 12 của Huyện ủy Tân Lạc về đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất lúa kém hiệu quả, là Bí thư Chi bộ, anh Ước là một trong những người được cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở tin tưởng, giao trách nhiệm thực hiện. Sau khi được quán triệt, anh Ước quyết định chuyển đổi một phần đất ruộng kém năng suất sang trồng mía tím. Ngay vụ đầu tiên, cùng trên mảnh ruộng ấy, giá trị kinh tế đem lại gấp 1,5 lần, từ thực thu hơn 3 triệu đồng/vụ, anh Ước thu được hơn 14 triệu đồng vụ mía đầu tiên. Với kết quả đó, anh Ước quyết định chuyển tiếp diện tích đất lúa năng suất kém sang trồng mía và sả.

Từ bước đi của gia đình anh Ước, nhận thấy hiệu quả kinh tế, nhiều hộ dân xóm Bái Trang đã tích cực chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm. Hiện nay, với hơn 18 ha đất trồng lúa/năm nhưng xóm chỉ duy trì trồng 6 ha lúa, còn lại 9 ha đất lúa được nhân dân chuyển đổi sang trồng sả, mía, bí xanh, thanh long... 

Đồng chí Bùi Thị Kín, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Đông Lai cho biết: Sau 5 năm triển khai, Nghị quyết số 12 của Huyện ủy Tân Lạc đã đi vào cuộc sống, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nếu trước đây, đất kém hiệu quả chỉ trồng 1 vụ rồi bỏ hoang, thì nay người dân không cho đất "nghỉ", mở rộng trồng các loại cây, rau, đậu, mía..., nâng giá trị canh tác từ hơn 40 triệu đồng/năm (trồng lúa) lên 150 - 180 triệu đồng/năm khi trồng màu. Qua đó góp phần phát triển kinh tế, đưa mức thu nhập bình quân của xã đạt trên 32 triệu đồng/người/ năm.


Không chỉ tại Đông Lai, nhiều xã trên địa bàn huyện Tân Lạc đã tích cực chuyển đổi đất kém hiệu quả đưa vào những loại cây trồng có năng suất cao. Theo thống kê, từ năm 2013 - 2015, toàn huyện chuyển đổi được 1.527 ha, từ năm 2016 - tháng 5/2019, tổng diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm đạt 2.881 ha, tăng 1.354 ha. Hình thức chuyển đổi chủ yếu là luân canh lúa - màu - lúa. 

Đồng chí Bùi Thị Thương, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết số 12 được ban hành, BTV Huyện ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết; chỉ đạo MTTQ và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy phụ trách các cụm, vùng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ huyện phụ trách các xã, thị trấn chỉ đạo hướng dẫn phân công phụ trách để cụ thể hóa nội dung của nghị quyết vận dụng vào từng đơn vị địa phương. Trên cơ sở Nghị quyết, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 26 về thực hiện nghị quyết và thống nhất kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp hàng năm có gắn với nội dung của Nghị quyết.

Lồng ghép các chương trình phối hợp 

Nhân dân đồng tình thực hiện, tuy nhiên, ngay từ khi triển khai Chương trình hành động, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc đã xác định để Nghị quyết đi vào thực tế, ngoài sự đồng thuận của nhân dân còn phải có sự phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Chính vì vậy, trên cơ sở cụ thể hóa Nghị quyết số 12, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn làm tốt việc cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, khuyến khích áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nghiên cứu các mô hình phù hợp với từng vùng, tăng cường công tác chuyển giao KHKT. Nhờ đó đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết thêm: Nếu trước đây, giá trị trên 1 ha canh tác đất lúa kém hiệu quả chỉ đạt khoảng 35 tạ/ha/năm, thì khi chuyển đổi sang trồng mía cho thu nhập bình quân từ 140 - 180 triệu đồng/năm; trồng cây lấy hạt đạt giá trị từ 250 triệu đồng/ha/năm; trồng bí xanh, bí đỏ, su su cho thu nhập trên 250 triệu đồng/năm. 

Hiện nay, để có nguồn hỗ trợ nhân dân chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu hàng năm, huyện đã lồng ghép thực hiện Nghị quyết với triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất như chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình, dự án khác. Tính đến nay, tổng nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án hỗ trợ thực hiện chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm hơn 3.684 triệu đồng. Trong đó, nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp cho nông dân mang lại hiệu quả cao như: mô hình sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; mô hình trồng lạc; mô hình sản xuất dưa bao tử; dự án chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô theo Quyết định số 915 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, huyện phối hợp thực hiện hỗ trợ phân bón NPK cho diện tích đưa cây trồng hàng năm vào diện tích lúa kém hiệu quả và mô hình phòng trừ sâu bệnh. Không dừng lại ở đó, Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo thực hiện phát huy vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ nông dân tổ chức sản xuất theo hình thức liên kết, hướng dẫn KHKT, bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, có 6 doanh nghiệp và 4 HTX tham gia liên kết sản xuất trên đất lúa kém hiệu quả. 

Nghị quyết số 12 đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cái khó hiện nay chính là tình trạng đất manh mún, không tập trung nên chưa tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, có quy mô lớn. Từ thực tế đó, thời gian tới, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc xác định tiếp tục vận động nhân dân thực hiện dồn điền, đổi thửa, quy hoạch sản xuất để tận dụng tối đa đất canh tác, đồng thời xây dựng các chuỗi sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. 



                                                                                          Đinh Hòa 

Các tin khác


Phối hợp chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sáng 9/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị phối hợp công tác chuẩn bị nội dung tham dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, tập trung chỉ đạo sát sao các nhiệm vụ được giao

Sáng 8/5, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 xem xét cho ý kiến các văn bản trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và các nội dung khác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.

Bàn giải pháp cải thiện, nâng cao các Chỉ số Par Index, Sipas, Papi 

Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả Chỉ số CCHC (Chỉ số Par Index), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số Sipas); Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (Chỉ số Papi) năm 2023 của tỉnh; đề ra các giải pháp cải thiện, nâng cao các chỉ số này năm 2024 và những năm tiếp theo. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh chủ trì hội nghị.

Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954  - 7/5/2024).

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục