(HBĐT)-Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Đảng bộ xã Nà Phòn (Mai Châu) đẩy mạnh thực hiện công tác "Dân vận khéo” trên lĩnh vực phát triển kinh tế tạo được nhiều chuyển biến rõ nét. Nổi bật là việc vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và duy trì nghề dệt thổ cẩm vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa góp phần thúc đẩy du lịch địa phương.


Nhờ làm tốt công tác "Dân vận khéo", người dân xã Nà Phòn (Mai Châu) chuyển đổi được hơn 60 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu cho năng suất, sản lượng cao.

Xã Nà Phòn có tổng diện tích trên 497 ha, chủ yếu là đồi núi, ít bưa bãi bằng, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 106 ha (chiếm 21,3%). Đồng chí Lò Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nà Phòn cho biết: "Xã có nước đầu nguồn chảy từ mó Hào ra bai Hào, bai Chiềng, bai Hiềng. Đó là các bai chính phục vụ sản xuất và một phần nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, xã thường xảy ra hạn hán vào thời điểm vụ chiêm xuân, khoảng tháng 2, 3, 4 trong năm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của bà con trong xã. Ngoài ra, trình độ của người dân còn hạn chế, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa thực sự đem lại hiệu quả cao”.

Trước thực tế đó, cấp uỷ, chính quyền xã tập trung đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mai Châu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển du lịch, giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Đảng uỷ xã giao khối Dân vận đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên các ngành, đoàn thể tích cực thực hiện việc chuyển đổi như: Hội Phụ nữ với phong trào phụ nữ trồng cây màu; Đoàn Thanh niên và Hội Nông dân với phong trào đoàn viên thanh niên, nông dân nuôi trâu, bò… Từ đó, bà con chuyển đổi được trên 60 ha đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây màu, chủ yếu là ngô, lạc với 25 ha; 15 ha trồng cỏ voi phục vụ chăn nuôi gia súc; còn lại là rau, đậu các loại phục vụ thị trường địa phương. Bên cạnh đó, duy trì hơn 45 ha trồng lúa; gần 500 con trâu, bò; hơn 20.000 con gia cầm…

Để việc chuyển đổi được đồng bộ trên toàn xã, vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên được phát huy mạnh mẽ làm tiền đề cho người dân làm theo. Điển hình như đảng viên Khà Văn Dâm (Bí thư Chi bộ xóm Piềng Phung), Hà Thị Xiền (Chi bộ xóm Nhót), Ngần Văn Thiểu (Chi bộ xóm Nà Cụt)…  

Với lợi thế du lịch cộng đồng tại địa phương, để vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Thái, vừa góp phần thu hút khách du lịch đến thăm quan, xã vận động bà con duy trì mô hình "làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống" tại xóm Nhót với trên 70 hộ làm nghề dệt, 45 khung cửi dệt truyền thống. Ngoài ra, có 13 điểm bán hàng lưu niệm phục vụ du khách. Các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống như khăn, túi, quần áo… tạo sự thích thú đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài. 6 tháng đầu năm nay, xã đón 223 đoàn khách nước ngoài với gần 2.000 lượt người, 76 đoàn khách trong nước với gần 600 lượt người đến thăm quan, nghỉ dưỡng. "Nhờ việc tuyên truyền, vận động bà con duy trì làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống hiệu quả đã tạo sức hút riêng cho Nà Phòn, tạo điểm nhấn thu hút du khách đến với địa phương” - Chủ tịch UBND xã Nà Phòn Lò Văn Dũng khẳng định.

Làm tốt công tác "Dân vận khéo” gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đã giúp xã nâng thu nhập bình quân đầu người lên 32,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,12%, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Thanh Sơn


Các tin khác


Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Ngày 24/5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về 3 dự án luật

Theo chương trình, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Thông cáo báo chí số 5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV​

Thứ Năm, ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Xem xét việc cấm tuyệt đối sử dụng thuốc lá điện tử

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/5, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hòa Bình đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, hiến kế để Chính phủ có giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập, nếu không sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, cần xem xét, đánh giá kỹ về những tác hại của thuốc lá điện tử và có giải pháp quản lý việc sử dụng mạng xã hội.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chủ tịch nước

Sáng 23/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chủ tịch nước. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, nhân viên Văn phòng Chủ tịch nước tiếp tục làm tốt công việc theo nhiệm vụ, vị trí được phân công; đồng thời mong muốn nhận được những ý kiến tham mưu, đề xuất để hoàn thành tốt trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy giao phó.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thảo luận kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước

Sáng 23/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ tư tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 22/5, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 5, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục