(HBĐT) - Việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34 thời gian qua tại xã Xuân Phong (Cao Phong) đã cho thấy những tín hiệu tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền xã thể hiện rõ sự sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành, đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, lấy sự đồng thuận của nhân dân làm thước đo cho việc thực hiện.


 

Phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xã Xuân Phong (Cao Phong) đã cứng hóa gần 80% đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Thông qua tuyên truyền, nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có nhiều chuyển biến về vai trò của công tác dân vận, đặc biệt là QCDC đối với tất cả các hoạt động. Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã đem lại nhiều kết quả thực tế, điển hình trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Toàn xã hiện có 6 xóm, 830 hộ với hơn 3.700 nhân khẩu. Thực hiện xây dựng NTM từ năm 2011 đến nay, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng xã đã phấn đấu hoàn thành 12/19 tiêu chí. Hiện, xã có gần 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa; tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt 80%; 100% hộ dân sử dụng điện thường xuyên, an toàn; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100%; các xóm đều có nhà văn hóa... Để đạt được kết quả đó, xã chú trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như trên hệ thống loa truyền thanh xóm, sân khấu hóa, lồng ghép trong các cuộc họp dân... Chính quyền xã công khai các kế hoạch thực hiện, bản đồ chi tiết công trình và đưa ra lấy ý kiến công khai của nhân dân. Người dân được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến trực tiếp, giám sát quá trình thực hiện. Từ việc đưa người dân trở thành chủ thể trong xây dựng NTM giúp mỗi cá nhân, hộ gia đình hiểu và tích cực thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện từ năm 2011 đến nay hơn 96 tỷ đồng, trong đó, nguồn huy động từ ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp gồm ngày công, hiến đất trị giá gần 1,8 tỷ đồng. Các hộ hiến đất đều được chính quyền công khai các phần đất hiến trước mỗi cuộc họp dân.

Nhằm tạo đồng thuận trong nhân dân thông qua thực hiện QCDC, cán bộ, đảng viên trong xã đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu tham gia xây dựng NTM. Điển hình như ông Bùi Quang Bè (chi bộ Rú Mới), Bùi Xuân Tình (Chủ tịch MTTQ xã), Bùi Văn Linh (chi bộ Nhõi Trang). Bên cạnh đó, xuất hiện điển hình hiến đất như cựu chiến binh Bùi Văn Tý, xóm Rú Mới hơn 3 lần hiến đất xây dựng trạm y tế, trường học, đường giao thông của xã. Ông Tý cũng là tấm gương sáng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của địa phương.

Theo chủ trương sáp nhập thôn, xóm, khu dân cư, Xuân Phong là một trong những xã được chọn thực hiện thí điểm. Từ đầu năm 2018 đến đầu năm 2019, xã đã hoàn thành việc sáp nhập, rút từ 12 xóm còn 6 xóm. Quá trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền xã đảm bảo phát huy tính dân chủ, công khai và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Đồng thời, thực hiện việc bầu các chức danh của xóm mới sáp nhập đảm bảo đúng quy trình, hợp lòng dân. Do đó, người dân đồng thuận, nhất trí cao, không có khiếu nại hay kiến nghị về việc sáp nhập tại địa phương.

Khẳng định hiệu quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở, đồng chí Bùi Văn Diêng, Chủ tịch UBND xã Xuân Phong cho biết: "Đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc vì lợi ích chung. Các hoạt động của địa phương đều được đưa ra để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đã tạo tính khách quan trong quá trình thực hiện. Việc giải quyết chế độ, chính sách cho nhân dân đảm bảo đúng quy định. Nhân dân được tham gia làm và thụ hưởng chính những giá trị vật chất do mình làm ra. Qua đó, tạo niềm tin cho nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, tạo khối thống nhất toàn dân vững chắc”.

Thanh Sơn


Các tin khác


Sức lan tỏa của Chỉ thị số 40 ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 24/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Đà Bắc có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách thuận lợi, kịp thời hơn để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU: Hướng đến mục tiêu 100% huyện, thành phố có tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU, ngày 29/10/2014 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước (DNKVNNN), mục tiêu đề ra đến năm 2020, không còn huyện nào không có tổ chức Đảng trong DNKVNNN. Đến thời điểm này, đã có 9 huyện, thành phố "cán đích" và tiếp tục phấn đấu các mục tiêu cao hơn. Còn lại 2 huyện Đà Bắc và Mai Châu, thời gian tới cần những giải pháp đồng bộ, quyết tâm chính trị cao hơn nữa mới có thể xóa "trắng” tổ chức Đảng trong DNKVNNN, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn tỉnh.

Khả thi “cán đích” 5.000 tỷ đồng thu ngân sách Nhà nước năm 2020

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo và vào cuộc của các cấp, ngành thực hiện các giải pháp tăng cường nguồn thu, đặc biệt quản lý và khai thác nguồn thu từ đấu giá tiền quyền sử dụng đất, dự kiến năm 2019, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh sẽ đạt 4.000 tỷ đồng, năm 2020 sẽ đạt 5.000 tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.

Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: Quyết tâm của “huyện nghèo” Đà Bắc

(HBĐT) - Gian nan huyện nghèo 
Là huyện vùng cao, điều kiện tự nhiên của Đà Bắc tương đối đặc thù. Nơi đây có nhiều đồi, núi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp bị cắt phá mạnh mẽ. Địa hình bị chia cắt không chỉ gây trở ngại đặc biệt cho giao thông mà còn tạo nhiều thách thức cho nỗ lực khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế của địa phương. Hiện, Đà Bắc là 1 trong 85 huyện nghèo nhất cả nước, là huyện duy nhất của tỉnh thuộc danh sách "huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020” theo Quyết định số 275/QĐ-TTg, ngày 7/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Toàn huyện có 18 xã khu vực III thuộc diện đầu tư Chương trình 135; 1 xã, 1 thị trấn khu vực II với 4 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn được đầu tư Chương trình 135.

Giải pháp nâng cao chất lượng dạy, học lý luận chính trị ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị (LLCT) cho đội ngũ cán bộ, hàng năm, huyện Kim Bôi xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ đó, chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp việc Huyện ủy phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện xây dựng kế hoạch và mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Đăng ký với Tỉnh ủy để cử cán bộ tham gia các lớp do Trường Chính trị tỉnh và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo.

Tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp

(HBĐT) - Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KT, GS) và thi hành kỷ luật Đảng theo chương trình, kế hoạch năm 2019, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp thuộc Đảng bộ huyện Yên Thủy chú trọng là tăng cường công tác KT, GS và công tác nhân sự UBKT phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục