(HBĐT) - Sáng 1/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội QH) Trần Thanh Mẫn, QH tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.


Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên họp. 

Theo đó, QH tiến hành thảo luận ở hội trường về: "Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2022” và "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017”.

Kết luận phiên làm việc buổi sáng, Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn cho biết, trong buổi sáng đã có 29 ý kiến phát biểu, các ý kiến phát biểu rất trách nhiệm, sâu sắc, nội dung chủ yếu tập trung vào đánh giá và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH  của đất nước. Trong đó có đề cập nhiều đến vấn đề giải ngân vốn đầu tư công và các Chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp về phát triển kinh tế, du lịch, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng giao thông, sản xuất nông nghiệp, bình ổn giá. Bên cạnh đó, các đại biểu có nêu các vấn đề về giáo dục đào tạo, việc tăng học phí, giá sách giáo khoa, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, vấn đề của ngành y tế, việc nghiên cứu khoa học công nghệ, vấn đề xuất khẩu lao động, bảo hiểm xã hội, giải quyết hồ sơ tồn đọng, công nhận liệt sĩ, người có công và tìm kiếm xác định danh tính liệt sỹ. Nhiều vấn đề về cơ chế chính sách, về huy động vốn, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết sản xuất, chế biến; về giám sát, quản lý thị trường bất động sản, chứng khoán, chống thất thu thuế, tiêu cực trong đấu giá đất, vấn đề xử lý nợ xấu và đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42...

* Chiều cùng ngày, QH tiếp tục thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017.



Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh phát biểu thảo luận tại Hội trường.

* Tham gia phát biểu thảo luận, ĐBQH Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, bày tỏ sự đồng tình với những nhận định, đánh giá về những kết quả đạt được, cũng như những khó khăn hạn chế và các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong các báo cáo của Chính phủ. Theo đại biểu đánh giá, những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, khó lường; đặc biệt là đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 và xung đột giữa Nga và Ucraina đã tác động lớn đến mọi mặt đời sống KT-XH của nước ta. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; sự đồng hành, trách nhiệm của QH; sự điều hành quyết liệt, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước, cùng với những hỗ trợ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, nước ta đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, KT-XH có bước phục hồi mạnh mẽ. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm 2022, QH đã tổ chức Kỳ họp bất thường lần thứ nhất với nhiều nội dung quan trọng. Tại kỳ họp, QH đã có những quyết sách kịp thời nhằm thể chế hoá các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về KT-XH, tài chính - ngân sách để chủ động ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo đảm sinh kế và đời sống của Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau. Nhất là việc QH ban hành Nghị quyết số 43, ngày 11/1/2022 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; trên cơ sở nghị quyết của QH, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11, ngày 30/1/2022 với một loạt nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển khai, thực hiện nghị quyết của QH. Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình KT-XH những tháng đầu năm 2022 đã có những chuyển biến tích cực. GDP quý I ước tăng 5,03% (cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 và năm 2022); kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, chăm lo phát triển. Đặc biệt, việc tổ chức thành công Đại hội Thể thao khu vực Đông Nam Á (SEA Games 31) đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tình hình KT-XH vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Công tác quản lý sử dụng nguồn lực trong phòng, chống dịch bệnh còn bất cập. Giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh tăng cao như giá xăng dầu, giá vật tư nông nghiệp; tại một số địa phương xảy ra tình trạng thiếu hụt cục bộ nguồn lao động… những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của Nhân dân.

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH những tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm 2022 và từ tình hình thực tiễn của địa phương, đại biểu Đặng Bích Ngọc cũng đã đưa ra một số có một số kiến nghị với QH, Chính phủ, cụ thể như sau:

Một là về Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Trong những tháng đầu năm 2022, việc thực hiện Chương trình đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp và người dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp để hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp và người dân; sớm phân bổ nguồn vốn đầu tư công để thực hiện các dự án trong danh mục thuộc Chương trình phục hồi và phát triển  KT-XH đã được QH phê duyệt và đối với các dự án mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy trình rút gọn để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, tránh tình trạng "ùn ứ” vốn vào cuối năm hoặc phải chuyển nguồn sang năm sau.

Hai là về khả năng hấp thụ nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, trong nền kinh tế có một lượng lớn vốn đầu tư đã được QH quyết định cần được giải ngân như: Nguồn vốn từ kế hoạch đầu tư công, nguồn vốn từ chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, nguồn vốn từ 3 chương trình mục tiêu Quốc gia; trong khi để triển khai dự án đầu tư phải thực hiện rất nhiều các thủ tục như: Chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu….Do đó, đề nghị Chính phủ cần sớm phân bổ chi tiết các nguồn vốn đầu tư để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Ba là đối với việc đánh giá, tổng kết thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 của QH về dự án đường Hồ Chí Minh. Theo phương án mà Chính phủ trình QH, thì từ nay đến năm 2025 sẽ đầu tư 2 đoạn là Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn và Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận, còn đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến sẽ tiến hành đầu tư sau năm 2025. Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ chưa chỉ rõ về hình thức đầu tư cũng như chưa xác định cụ thể thời gian hoàn thành đoạn tuyến này. Để đảm bảo hiệu lực nghị quyết của QH cũng như góp phần phát triển KT-XH của các địa phương. Đại biểu đề nghị QH, Chính phủ nghiên cứu bố trí nguồn vốn đầu tư công trong giai đoạn 2021 - 2025 để tiến hành đầu tư tất cả các đoạn tuyến còn lại dự án đường Hồ Chí Minh để đảm bảo thông toàn tuyến, tiến tới hoàn thành toàn bộ dự án.

Bốn là đề nghị QH, Chính phủ tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai nhằm tạo sự chủ động cho các địa phương đẩy nhanh thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư dự án, tận dụng cơ hội thu hút đầu tư phát triển KT-XH. Đồng thời, cho phép UBND cấp tỉnh của một số địa phương có năng lực, kinh nghiệm quản lý làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các dự án giao thông theo quy hoạch đường cao tốc đi qua địa bàn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giảm tải cho Bộ Giao thông vận tải.

Trong quá trình thảo luận buổi chiều, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.


P.V (TH) - Hoài Thu (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

Các tin khác


Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra

Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 3/5, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng T.Ư; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành; Thường trực các Huyện ủy, Thành ủy.

Phân công Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Ngày 2/5, Tổng Thư ký Quốc hội đã ban hành Thông báo số 3568/TB-TTKQH thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục