Tiếp tục chương trình Kỳ họp, chiều 27/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, Hà Nam, An Giang thảo luận ở tổ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Thảo luận tại các tổ, đa số đại biểu đánh giá, đối với hai luật về xuất, nhập cảnh, việc sửa đổi, bổ sung lần này góp phần đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; vừa bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Việc sửa đổi cũng là hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu thị trường, đầu tư.

Nhiều đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết trong tình hình hiện nay xuất phát từ yêu cầu tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập, xuất cảnh Việt Nam phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, nhiều đại biểu cũng nhất trí cho rằng, nội dung sửa đổi lần này dựa trên cơ sở thực tiễn thi hành Luật Công an nhân dân năm 2018 đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Nổi lên là hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an chưa phù hợp với quy định về tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong Bộ luật Lao động năm 2019 và thực tiễn thi hành nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân. Bên cạnh đó, chưa quy định cụ thể tiêu chuẩn, tiêu chí để thăng cấp bậc hàm cấp Tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân có thành tích đặc biệt xuất sắc đạt được trong chiến đấu và công tác nên việc áp dụng còn khó khăn, bất cập; quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân chưa phù hợp với cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị trong Công an nhân dân.

Thảo luận tại tổ, đại biểu Lê Nhật Thành (Hà Nội) nhấn mạnh: Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân sẽ có tác động tích cực đối với xã hội, đặc biệt sẽ tận dụng được nguồn lao động có chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài ra, nếu nâng hạn tuổi phục vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội để cán bộ, chiến sĩ đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất, theo quy định hiện hành, nam đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm trở lên, nữ đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 75%; đồng thời, giúp cân đối quỹ bảo hiểm xã hội nói chung khi kinh phí cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội tăng lên.


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, Hải Dương, Bình Thuận thảo luận ở tổ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Nhất trí với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung hai luật về xuất, nhập cảnh, đại biểu Lê Nhật Thành nêu ý kiến: Theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Bộ Công an là đơn vị chủ trì ký kết thỏa thuận quốc tế trong việc tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú theo phân công của Chính phủ. Còn Bộ Ngoại giao là đơn vị chủ trì trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú. Như vậy cùng một vấn đề ký kết hợp tác quốc tế về nhận trở lại công dân nhưng có hai Bộ chủ trì.

Đại biểu Lê Nhật Thành nêu rõ, theo quy định của Luật Cư trú và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Bộ Công an là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cư trú và xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Công tác tiếp nhận công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú là một trong những nội dung của công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Bộ Công an là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện các hiệp định, thỏa thuận về nhận trở lại công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú, như: tổ chức xác minh, cấp giấy tờ đi lại, thực hiện tiếp nhận công dân khi nước ngoài trao trả… Do đó, nếu giao cho Bộ Ngoại giao đề xuất đàm phán ký kết, Bộ Công an tổ chức thực hiện sẽ thiếu tính thống nhất và không bám sát được thực tiễn.

Về việc thực hiện công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, trên thực tế Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chỉ thực hiện công tác bảo hộ trong giai đoạn công dân đang bị tố tụng (bị bắt giữ, xét xử), sau khi đã có quyết định xét xử, trục xuất của cơ quan chức năng nước ngoài thì việc xác minh, tổ chức tiếp nhận công dân Việt Nam bị nước ngoài trục xuất hoàn toàn do các cơ quan chức năng của Bộ Công an thực hiện.

"Chính vì những lý do nêu trên nên cần phải điều chỉnh lại, theo hướng chỉ giao một Bộ chủ trì ký kết thỏa thuận quốc tế trong việc tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú. Tôi nhất trí với việc quy định giao cho Bộ Công an là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, không trái với quy định của Luật Điều ước quốc tế” đại biểu Lê Nhật Thành thảo luận.

Nêu ý kiến tại tổ, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 về thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh. Theo đại biểu, bổ sung thông tin "nơi sinh” vào giấy tờ xuất nhập cảnh là cần thiết vì đây là thông tin bắt buộc mà công dân phải khai để cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Khi có thông tin nơi sinh trên giấy tờ xuất nhập cảnh sẽ tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam trong việc xin thị thực, nhập cảnh, cư trú và làm các thủ tục liên quan ở các nước có yêu cầu in thông tin nơi sinh trong hộ chiếu.

"Việc ghi thông tin nơi sinh trên hộ chiếu như quy định của Luật sửa đổi lần này, sẽ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân Việt Nam, đảm bảo tính ổn định, lâu dài, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh của công dân”, đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục