(HBĐT) - Ngày 5/6, buổi sáng, Quốc hội (QH) nghe các Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau đó, QH thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).



Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Tại các tổ, đa số ĐBQH tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật Nhà ở nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong quản lý, phát triển nhà ở, phát huy vai trò của các cơ quan QLNN trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về nhà ở; khắc phục hạn chế, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn của pháp luật hiện hành, bổ sung các vấn đề mới nảy sinh. Việc sửa đổi Luật Nhà ở cũng nhằm luật hóa các quy định dưới luật đã được thực tiễn khẳng định phù hợp nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm AN-QP, an sinh xã hội; hoàn thiện các quy định, chế tài để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về nhà ở nhằm hạn chế, ngăn ngừa các khiếu nại, tranh chấp trong lĩnh vực này; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định khác của pháp luật có liên quan như pháp luật về đất đai, đầu tư công, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, quy hoạch đô thị…

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị việc sửa đổi Luật Nhà ở phải có thêm những quy định về an toàn, trách nhiệm đảm bảo PCCC ở các nhà chung cư. Các địa phương cần có chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, bởi vì điều này liên quan đến việc bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở, trong đó có xây dựng các khu chung cư, nhà ở xã hội… Các đại biểu cũng cho rằng, dự thảo luật cần cụ thể hóa hơn nữa các nội dung bảo vệ quyền lợi của công dân theo quy định của Hiến pháp, trong đó đặc biệt lưu ý đến việc bảo đảm quyền có nơi ở hợp pháp cho người dân. Quan tâm vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp; thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, bảo đảm rành mạch, rõ trách nhiệm và điều kiện bảo đảm thực hiện…

* Tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh bày tỏ thống nhất cao với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi). Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Cụ thể:

Một là, bổ sung điều chỉnh quan hệ sở hữu của các loại hình bất động sản (BĐS) mới xuất hiện. Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật, đại biểu cho hay, dự thảo Luật chưa quy định về sở hữu đối với các loại hình BĐS mới xuất hiện trong thời gian gần đây như BĐS nghỉ dưỡng, văn phòng kết hợp với nhà ở, nhà ở kết hợp thương mại. Do đó, cần bổ sung điều chỉnh quan hệ sở hữu của các loại hình nhà ở mới trên để đảm bảo thống nhất với các dự thảo Luật Kinh doanh BĐS, Luật Đất đai đang trong quá trình sửa đổi. Cần rà soát, làm rõ khái niệm "hộ gia đình” trong dự thảo Luật nhằm thống nhất, phù hợp với quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình quy định tại Điều 212, Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Hai là, cần có quy định tỷ lệ mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế; sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, 250 căn nhà ở riêng lẻ trên cơ sở tính chất, đặc thù của từng khu vực, địa bàn để đảm bảo phù hợp với mỗi địa phương - đại biểu cho rằng: Đối với các quy định về sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, việc dự thảo Luật quy định giới hạn cố định tỷ lệ 30% được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế; sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, 250 căn nhà ở riêng lẻ (khoản 1 Điều 21) và áp dụng chung cho các địa bàn trên toàn quốc như trong dự thảo là chưa phù hợp. Quy định này chỉ phù hợp đối với các trường hợp người nước ngoài sở hữu nhà có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến AN-QP. Mặt khác, tại khoản 3 của Điều này đã giao Chính phủ quy định về tiêu chí xác định khu vực mà dự án được phép bán nhà ở cho người nước ngoài. Do vậy, đối với một số địa bàn có người nước ngoài sở hữu nhà ít tác động, ảnh hưởng đến AN-QP thì có thể xem xét tăng tỷ lệ sở hữu trên để tiếp tục khuyến khích mua và sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài. Ngoài ra, để phù hợp và thống nhất khi áp dụng Luật, đề nghị bổ sung quy định cụ thể về thời gian, điều kiện, trình tự, thủ tục gia hạn thêm nếu có nhu cầu sở hữu nhà ở tại điểm c khoản 2 Điều 22 của dự thảo Luật quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Đối với quy định về tỷ lệ phần trăm trích lại của các dự án nhà ở thương mại để hỗ trợ địa phương trong xây dựng nhà ở xã hội, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị cần có quy định mức tỷ lệ tối thiểu để trong quá trình triển khai thực hiện các đơn vị, chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với các địa phương thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho công nhân, người lao động... trên địa bàn.



Đại biểu Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn phát biểu thảo luận. 

Cũng tại phiên thảo luận, liên quan đến quy định về điều kiện mua, thuê mua nhà ở xã hội, đại biểu Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: Hiện nay, trên thực tế, chưa có quy định cụ thể về "nơi sinh sống” dẫn đến việc xác định và chứng minh các đối tượng trên chưa có nhà ở thuộc sở hữu, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội là rất khó khăn, bất cập (Ví dụ: Một người đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình ở phường A nhưng lại có đăng ký thường trú ở phường B. Qua rà soát, xác minh tại nơi sinh sống là phường B, người đó sẽ đáp ứng điều kiện được mua, thuê mua nhà ở xã hội.). Như vậy, sẽ tạo kẽ hở, họ vẫn có thể mua nhà ở xã hội trong khi đã có nhà. Từ đó, đề nghị cần rà soát, bổ sung quy định cụ thể, chặt chẽ về "nơi sinh sống” của các đối tượng quy định trên để tránh tình trạng trục lợi chính sách.

Đại biểu Hoàng Đức Chính cũng đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm như "Chủ đầu tư xây dựng nhà ở không đúng quy hoạch, thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt"; đồng thời bổ sung một số quy định cụ thể liên quan đến quy trình xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh để phù hợp với thực tế và đảm bảo thời gian, tiến độ phê duyệt, điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở...

Buổi chiều, QH tiếp tục thảo luận ở tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).


Bùi Hiển 
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)

Các tin khác


Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 26/3, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đề cao trách nhiệm, tập trung trí tuệ, đóng góp giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH (*)

Chiều 26/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ 15, khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đã phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với Thanh niên Việt Nam

Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2024

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Thủ tướng thị sát tuyến đê biển bảo vệ hơn 600.000 hộ dân

Chiều tối 23/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang như: Tuyến đê kè biển Gò Công, dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục