(HBĐT) - Tối 27/10, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã diễn ra khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất; Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và Miền núi phía Bắc năm 2023. Sự kiện do UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
20h10': Khai mạc lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhát; Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và miền núi Phía Bắc năm 2023.
Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Tạ Quang Ngọc, nguyên Ủy
viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản; các đồng chí nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy: Hoàng Văn Hon, Bùi Văn Tỉnh; Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư; lãnh đạo UBND các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND, UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện,
thành phố; các hộ gia đình điển hình trong sản xuất nông sản, thủy sản và phát
triển các loại hình du lịch trong tỉnh.
Các đại biểu dự hội nghị.
Tiết mục văn nghệ tại lễ khai mạc.
20h11': Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ
nhất; Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du và Miền núi
phía Bắc năm 2023, đồng chí Đinh Công
Sứ, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Với diện tích mặt nước lớn,
vùng lòng hồ sông Đà được đánh giá là một trong những nơi có tiềm
năng khác biệt, lợi thế so sánh của tỉnh. Thủy sản đóng góp tỷ trọng khá cao
trong tăng trưởng ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nghề nuôi cá lồng trên
sông Đà. Hiện nay, toàn tỉnh có 2,7 nghìn ha diện tích mặt nước với 4.940 lồng
nuôi cá. Sản lượng thu hoạch ước đạt 9.210 nghìn tấn. Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu
đặc sản "Cá Sông Đà - Hòa Bình” và "Tôm Sông Đà - Hòa Bình”. Sản phẩm cá, tôm sông Đà nổi tiếng khắp các tỉnh, thành trong cả nước, tạo nguồn thu lớn của
tỉnh, của Nhân dân làm nghề chài lưới và nuôi trồng thủy sản trên dòng sông
Đà.
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh
Hòa Bình có nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc, tiêu biểu nhất là nền văn hóa
Mường với các di sản nổi tiếng; văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú, nhiều sản
vật địa phương nổi tiếng và có nhiều điểm du lịch tiềm năng. Đặc biệt
là Khu du lịch hồ Hòa Bình đã được quy hoạch là 1 trong 12 khu du lịch quốc
gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thông qua các hoạt động của lễ hội, tỉnh
Hòa Bình mong muốn giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh
quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh nói chung, khu du lịch
vùng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở
rộng thị trường khách du lịch trong, ngoài nước. Mặt khác, thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy
sản và các sản phẩm từ cá, tôm sông Đà; đẩy mạnh quảng bá, khẳng định thương
hiệu, gắn với sản phẩm nông nghiệp là quyền chủ sở hữu 2 nhãn
hiệu đặc sản "Tôm sông Đà Hòa Bình” và "Cá sông Đà Hòa Bình”.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc.
Chương trình tiếp tục với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc.
Tiết mục văn nghệ trình diễn tại lễ khai mạc.
Đông đảo nhân dân tham gia lễ khai mạc.
Lễ hội cá tôm Sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất, Hội chợ nông nghiệp và triển
lãm sản phẩm OCOP vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2023 quy mô gần 200 gian hàng trưng bày các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu của 10
tỉnh, thành phố vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trong đó, riêng tỉnh Hòa Bình có 121
gian hàng (20 gian hàng trưng bày các sản
phẩm cá tôm sông Đà). Các doanh nghiệp, hợp tác xã trưng bày chủ yếu 3 dòng sản phẩm chính: cá tươi sống; sản phẩm cá phi lê và 1 số sản phẩm
cá chế biến sâu.
21h22': Đấu giá cá đặc sản hồ Hòa Bình
Tại lễ khai mạc, các doanh nghiệp chuyên về cá thương phẩm sông Đà là Cường Thịnh Fish và Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đã mang đến 2 con cá nuôi tại hồ Hòa Bình để đấu giá.
Cụ thể, 1 con cá thương phẩm trắm đen 30 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng, giá khởi điểm 25 triệu đồng và đã được bán đấu giá 65 triệu đồng cho lãnh đạo Công ty Bảo tín Minh Châu (Hà Nội). Những năm qua, sản phẩm cá trắm đen của công ty đã có mặt ở hầu hết thị trường cả nước và được người tiêu dùng đánh giá cao. Sản phẩm từ cá trắm đen cũng được Công ty chế biến thành những sản phẩm OCOP như ruốc cá trắm đen đạt tiêu chuẩn 4 sao năm 2021. Sản phẩm cá trắm đen những năm qua là nguồn sinh kế, giảm nghèo và làm giàu của người dân vùng hồ Hòa Bình.
1 con cá lăng đuôi đỏ trọng lượng 20 kg được nuôi trong nguồn nước tự nhiên của hồ Hòa Bình của Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh, giá khởi điểm 20 triệu đồng và đã được bán đấu giá 50 triệu đồng. Công ty Cường Thịnh có bề dày nuôi trồng thủy sản tại hồ Hòa Bình với gần 20 năm. Có thời điểm công ty đã đầu tư trên nuôi 300 lồng cá các loại. Công ty đã mở rộng các đại lý, cơ sở phân phối sản phẩm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác trong cả nước.
Toàn bộ số tiền đấu giá 2 con cá tại lễ khai mạc sẽ được 2 công ty mua cá giống thả xuống hồ Hoà Bình nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và tri ân dòng sông Đà.
Cá thương phẩm trắm đen trọng lượng 30 kg của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đấu giá tại lễ khai mạc.
Công ty Bảo tín Minh Châu đấu giá thành công con cá trắm đen 30 kg với giá 65 triệu đồng.
Chủ nhân thắng đấu giá con cá lăng đuôi đỏ trị giá 50 triệu đồng.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan gian trưng bày cá đặc sản hồ Hòa Bình.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm gian trưng bày ẩm thực của người Mường tại lễ hội.
Biểu diễn văn nghệ tại khu di sản văn hóa ẩm thực.
Người dân tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Du khách trải nghiệm tại các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh.
Trình diễn văn hóa ẩm thực tại lễ hội.
Các đồng chí lãnh đạo cắt băng khai mạc lễ hội.
Màn pháo hoa chào mừng lễ hội.
Nhóm PV phòng Kinh tế
(HBĐT) - Sáng 25/10, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh đã đối thoại với nông dân về chủ đề: Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy liên kết, hợp tác phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; lãnh đạo ban, sở, ngành của tỉnh và 100 đại biểu là cán bộ, hội viên Hội Nông dân (HND), các HTX, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 24/10, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tháng 10, cho ý kiến vào tờ trình của Ban Cán sự (BCS) Đảng UBND tỉnh về Quy hoạch tỉnh (QHT) Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
(HBĐT) - Ngày 23/10, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Tập đoàn Meiko Nhật Bản do ông Atsushi Sakate, Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn Meiko Nhật Bản làm trưởng đoàn về triển khai dự án đầu tư nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử tại Khu công nghiệp (KCN) Bờ trái sông Đà (thành phố Hòa Bình). Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND tỉnh; các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Sáng 23/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Sáng ngày 23/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ được khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp diễn ra trong 22 ngày, theo hình thức tập trung, bàn thảo nhiều nội dung quan trọng của đất nước.