Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, chiều 10/11, đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: chưa kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lưu trữ. Nhiều vấn đề của thực tiễn chưa được Luật Lưu trữ năm 2011 quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện như: thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hoạt động lưu trữ tư và quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lưu trữ, đổi mới hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế.

Dự thảo Luật gồm 9 chương, 68 điều (tăng 2 chương, 26 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011).

Dự thảo Luật bổ sung các quy định tạo hành lang pháp lý thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phân cấp và phân định rõ thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ giữa các cơ quan quản lý, giữa Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử; phân công các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao có trách nhiệm bảo quản, sử dụng khối tài liệu lưu trữ đặc thù (liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại quốc gia).

Điểm đáng chú ý là dự thảo Luật quy định rõ các loại tài liệu lưu trữ điện tử; bản số hóa tài liệu lưu trữ; chuyển tài liệu lưu trữ số sang tài liệu lưu trữ giấy; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ số; thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ số và hủy tài liệu lưu trữ số hết giá trị; Kho lưu trữ số; lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử khác.

Các quy định bổ sung nêu trên nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động lưu trữ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Lưu trữ số, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đồng thời để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy định trong các luật chuyên ngành về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an ninh mạng, tiếp cận thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước và đặt ra những quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ số và Kho lưu trữ số để quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ số, đáp ứng yêu cầu kết nối và chia sẻ dữ liệu tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức.

Dự thảo Luật cũng quy định rõ yêu cầu của hoạt động lưu trữ tư; nhằm góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về việc lưu giữ, bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu tư để phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia. Theo đó, với mục tiêu phát triển lưu trữ tư, Nhà nước có chính sách để tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ đối với tài liệu lưu trữ tư và tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ. Những quy định này vừa bảo đảm phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ tư, vừa bảo đảm quản lý nhà nước, hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân trong quản lý tài liệu lưu trữ tư và hoạt động dịch vụ lưu trữ.

Trong thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với các quy định của dự thảo Luật về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số; đồng thời, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá kỹ lưỡng, xác định rõ lộ trình thực hiện, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện các quy định liên quan đến lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số để bảo đảm tính khả thi.

Có ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển lưu trữ điện tử là một trong những chính sách mới, cơ bản của dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Tuy nhiên, quy định của dự thảo Luật chủ yếu tập trung điều chỉnh việc số hóa tài liệu lưu trữ, chuyển tài liệu lưu trữ số sang tài liệu lưu trữ giấy, các quy định về nghiệp vụ lưu trữ điện tử mới chỉ đề cập đến việc thu thập, bảo quản, sử dụng, hủy tài liệu lưu trữ số hết giá trị, trong khi các nội dung quan trọng khác như chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử… chưa được quy định. Do đó, Ủy ban này đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định cụ thể về nghiệp vụ lưu trữ điện tử trong dự thảo Luật.

Có ý kiến đề nghị giao một cơ quan đầu mối (như Bộ Thông tin và Truyền thông) hướng dẫn việc số hóa tài liệu lưu trữ, xây dựng Kho lưu trữ số dùng chung cho cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương bảo đảm việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và thuận tiện trong việc phân quyền quản lý, vận hành, trao đổi, chia sẻ cơ sở dữ liệu lưu trữ.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình dự ngày hội Đại đoàn kết khu dân cư Phố Re, xã Ân Nghĩa

Sáng 9/11, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã dự, chung vui trong ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 khu dân cư Phố Re, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn). Cùng dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước; Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, các đại biểu thảo luận tại hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung Nghị quyết của Quốc hội; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Vì sao kết quả nghiên cứu chưa trở thành hàng hóa khoa học công nghệ

Sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã giải đáp các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề như: Vì sao kết quả nghiên cứu chưa trở thành hàng hóa khoa học công nghệ và thực trạng chính sách tài chính dành cho nghiên cứu khoa học.

Ngày 8/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận về một số dự án Luật

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 8/11 Quốc hội tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: Khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động, thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.

Cơ bản tháo gỡ vướng mắc về quy định phòng cháy chữa cháy cho các công trình xây dựng

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, 100% dự án xây dựng mới, khoảng 1.853 công trình mới có khó khăn, vướng mắc đã được hướng dẫn, chỉnh sửa thiết kế, hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy…

Kết nối thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Tuv, nước Mông Cổ

Chiều 7/11, HĐND tỉnh tổ chức đón tiếp và làm việc với ông D.Enkhbat, nguyên Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam, cố vấn nhóm làm việc của HĐND tỉnh Tuv, nước Mông Cổ làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình về Chương trình kết nối thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp (DN) tỉnh Hòa Bình - DN tỉnh Tuv. Tham gia đoàn có một số DN của tỉnh Tuv. Chủ trì buổi làm việc có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh. Tham gia có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành, Hiệp hội DN tỉnh và một số DN trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục