Sau 1 tuần tạm nghỉ để các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết, sáng nay (17/6), Quốc hội bắt đầu tiến hành đợt 2 của kỳ họp thứ 7.

Đầu giờ sáng, Quốc hội sẽ họp riêng để xem xét, biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Sau đó, các đại biểu dự kiến sẽ thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tiếp đó, Quốc hội Thảo luận ở hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Cũng trong buổi chiều, các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ về:

+ Dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

+ Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

+ Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Dự kiến ở đợt 2, Quốc hội cũng sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận về các dự án Luật: Địa chất và khoáng sản; Quy hoạch đô thị; Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng không nhân dân; Thảo luận về: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025. Thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi). Thảo luận ở hội trường về dự án Luật: Tư pháp người chưa thành niên; Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).


Theo VTV.VN

Các tin khác


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt

Chiều 12/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá về tình hình và kết quả công việc tháng 4, 5/2024 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp, có đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ ba Ban chỉ đạo Tổng kết 40 năm đổi mới

Sáng 12/6, tại Phủ Chủ tịch, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã tổ chức phiên họp thứ ba.

Họp Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030

Sáng 11/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) triển khai thực hiện Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 (BCĐ Đề án) và hội nghị lần thứ nhất của BCĐ. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ Đề án chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thành viên BCĐ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố.

76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc với mục đích là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân. 76 năm đã trôi qua nhưng Lời kêu gọi này vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự.

Thủ tướng: Tránh tăng giá xăng, giá điện cùng lúc

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch, giám sát kê khai giá, niêm yết giá theo quy định, không tăng giá các mặt hàng, dịch vụ bất hợp lý.

Đợt I, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Những điểm nhấn nổi bật

Chiều 8/6, sau 17 ngày làm việc, đợt I của Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục