Sáng 19/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về CĐS. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương về chuyển đổi số.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển KT-XH đều xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực, là đột phá cho phát triển KT-XH của đất nước. CĐS là xu thế tất yếu, yêu cầu bắt buộc, tiến trình không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, quốc gia hay từng bộ, ngành, địa phương…
Nhìn lại những bước tiến trong quá trình CĐS ở nước ta thời gian qua rút ra nhiều bài học, trong đó bài học lớn là CĐS muốn mạnh, muốn nhanh, muốn hiệu quả đòi hỏi vai trò quan trọng, mang tính quyết định của người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương. Do đó, Thường trực Chính phủ tổ chức Hội nghị về CĐS với Bộ trưởng, Trưởng ngành và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư để thảo luận, làm rõ nhằm thống nhất tư duy, phương pháp, cách tiếp cận để cùng nhau hành động thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình CĐS, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong giai đoạn 2021-2024, CĐS được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH đất nước. CĐS đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người”. Niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới.
Kinh tế số, xã hội số tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm số tăng từ 113,5 tỷ USD năm 2021 lên 117,3 tỷ USD năm 2023; 6 tháng đầu năm 2024 đạt 64,9 tỷ USD, tăng 23%. Doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tăng khá...
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, CĐS đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2021-2024, CĐS được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH đất nước.
Thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện CĐS bao trùm, tổng thể với "5 trọng tâm”: Phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số, tài năng số; ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế số, Chính phủ số; phát triển hạ tầng số toàn diện, phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả; quản lý điều hành phải số hóa và ứng dụng trí tuệ thông minh; khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế cho chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới, đẩy mạnh việc giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế xin - cho, chống tiêu cực tham nhũng.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số với tinh thần là 5 "đẩy mạnh”, 5 "bảo đảm” gắn với 5 "không”. Trong đó, riêng về "5 đẩy mạnh” gồm: Đẩy mạnh thống nhất nhận thức và hành động của người lãnh đạo trong CĐS, phát huy tính tiên phong, nêu gương, đi đầu; đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để thúc đẩy CĐS, phù hợp với thông lệ quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng số quốc gia thông suốt, phát triển nền tảng số, dữ liệu số, hệ sinh thái số thuận tiện; đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa; đẩy mạnh xây dựng văn hóa số, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới…
P.V (TH)
Sáng 18/7, Đoàn đại biểu dự Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến tỉnh Hòa Bình lần thứ 4, năm 2024 do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh làm trưởng đoàn đã dâng hương, báo công tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên công trình Thủy điện Hòa Bình. Tham dự có lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; đơn vị Cụm trưởng Cụm Thi đua các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc năm 2024; lãnh đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị được khen thưởng cấp Nhà nước; đại biểu điển hình tiên tiến đã được Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định công nhận và khen thưởng năm 2023 và 2024.
Chiều 17/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp ông Iain Frew, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam.
Chiều 17/7, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban. Tham dự cuộc họp có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Chiều 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Kim Lập Quần, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Ngày 16/7, tại tỉnh Hòa Bình, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo Phát huy vai trò của người có uy tín (NCUT), chức sắc, chức việc các tôn giáo trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) khu vực phía Bắc. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Hà Thị Nga, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đại biểu 21 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ và tri ân những đóng góp, hy sinh của lực lượng thanh niên xung phong.