Từ đêm 9/9 đến sáng 10/9, khu vực tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Mưa kéo dài gây ra nhiều tình huống thiên tai nguy hiểm, tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập úng tại nhiều địa bàn. Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, các địa phương trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả và chuẩn bị các phương án ứng phó với tình huống bất thường. Ghi nhận nhanh của nhóm phóng viên Báo Hòa Bình điện tử sáng 10/9.
Trên tuyến đường xóm Rằng, xã Cao Sơn đi xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc) xuất hiện nhiều điểm sạt lở với khối lượng đất, đá rất lớn đổ xuống đường. Đến 9h sáng 10/9, các điểm sạt lở chưa được khắc phục nên chưa thể lưu thông trên tuyến đường này.
Trên địa phận xóm Tân Thành, xã Hợp Thành (thành phố Hòa Bình), khoảng 50m đường có nguy cơ bị đứt. Lực lượng chức năng nắm tình hình và có phương án xử lý tạm thời, khuyến cáo người dân hạn chế đi lại trong khu vực này.
Mưa to kéo dài khiến nước dâng cao tại ngầm bê tông thuộc tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn đi xã Tân Vinh (Lương Sơn). Đến 9h15' sáng 10/9, ngầm vẫn ngập sâu nên không thể đi lại.
Tại ngầm Bai Vọ, xã Xuân Thuỷ (Kim Bôi), nước dâng cao và cuộn xiết rất nguy hiểm nên cô lập cả khu vực.
Đến 10h15' sáng 10/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh bị ngập, nhất là các ngầm tràn nên các địa phương đã cắm biển cảnh báo, nghiêm cấm lưu thông qua các khu vực này để hạn chế rủi ro. Ảnh chụp tại phường Dân Chủ, thành phố Hòa Bình.
Biển cảnh báo nguy hiểm được thiết lập tại nhiều khu vực nguy cơ thiên tai cao. Ảnh chụp tại xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình.
Trụ sở UBND xã Độc Lập (thành phố Hòa Bình) bị ngập; đất, đá trên đồi phía sau sạt trượt khối lượng khá lớn, nguy cơ thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Sáng 10/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều điểm sạt lở đất, trong đó có những điểm sạt lở xuống nhà dân. Lực lượng "4 tại chỗ" phải khẩn cấp hỗ trợ gia đình di rời đến nơi khác. Ảnh: Sạt lở đất gây nguy hiểm cho 2 hộ dân xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên (Cao Phong).
Dự báo các tình huống thiên tai diễn biến phức tạp trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục tập trung cao độ công tác khắc phục hậu quả mưa lũ; khẩn trương chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh.
Báo Hòa Bình điện tử sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.
Nhóm PV
Chiều 8/9, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Hòa Bình về công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương.
Thủ tướng đã thăm hỏi người dân về các thiệt hại và động viên các lực lượng Quân đội, Công an, thanh niên, công nhân môi trường đô thị đang làm nhiệm vụ dọn dẹp sau bão.
Ngày 8/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh cùng đoàn công tác đã kiểm tra, nắm tình hình ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do ảnh hưởng của bão số 3 trên địa bàn TP Hoà Bình.
Sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và lãnh đạo 26 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Vào 14 giờ ngày 8/9, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình sẽ tiếp tục mở cửa xả đáy thứ 2 theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT, ảnh hưởng của bão số 3, tính đến 7h sáng ngày 8/9, trên địa bàn tỉnh có 4 người chết, 1 người bị thương do sạt lở đất; 1.228 hộ phải sơ tán; 146 hộ nhà dân bị ảnh hưởngvà 1.488,9 ha hoa màu bị thiệt hại.