Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, chiều 6/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Đa số các đại biểu cơ bản thống nhất với những nội dung quy định trong dự thảo Luật, song đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.


Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang phát biểu.

Xem xét chủ trương đầu tư dự án

Thảo luận tại tổ, đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) quan tâm đến chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (Điều 4); đề nghị bổ sung thêm quy định, tùythuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Quốc hội sẽ ban hành các cơ chế, chính sách đặc biệt về lựa chọn đối tác, thủ tục đầu tư, huy động nguồn vốn cho từng dự án nhà máy điện hạt nhân.

Liên quan đến chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị Cơ quan soạn thảo cần "xem xét cho phù hợp". Đại biểu cho biết, dự thảo đang quy định thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân là Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đối chiếu với các luật có liên quan như: Điều 3, Điều 8, Điều 18 Luật Đầu tư công, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là Quốc hội. Tương tự, theo Điều 30 Luật Đầu tư, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư là Quốc hội.

Do vậy, nếu trong trường họp Thủ tướng Chính phủ quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, thì cần sửa các nội dung trong Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư để khi triển khai áp dụng không vướng mắc, đại biểu Lê Thị Thanh Lam nêu.

Về xây dựng nhà máy điện hạt nhân, để rút ngắn thủ tục đầu tư mà vẫn đảm bảo kiểm soát của cơ quan quản lý, đại biểu Lê Thị Thanh Lam cũng đề nghị: Xem xét không phê duyệt, mà chỉ thẩm định báo cáo phân tích an toàn cho giai đoạn xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân. Quá trình thẩm định song song với quá trình thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Phạm vi thẩm định là các hạng mục công trình liên quan đến an toàn hạt nhân, trong Nghị định hướng dẫn cần quy định rõ các hạng mục công trình nào liên quan đến an toàn hạt nhân để có cơ sở thực hiện.

Đại biểu cũng kiến nghị không bổ sung nội dung có kết quả thẩm định kế hoạch bảo đảm an ninh. Nếu có, chỉ nên là ý kiến trong quá trình thẩm định thiết kế kỹ thuật của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Còn đối với vận hành thử nhà máy điện hạt nhân, dự thảo Luật đang xây dựng theo hướng tổ chức vận hành phải lập chương trình vận hành thử, Báo cáo phân tích an toàn hạt nhân cho giai đoạn vận hành thử, nộp cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân thẩm định, phê duyệt và trước khi nạp nhiên liệu vào lò phản ứng phải có giấy phép vận hành thử về an toàn hạt nhân.

Bên cạnh đó, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đề nghị cần quy định cụ thể về tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nguyên tử, nhằm đảm bảo nguồn lực ổn định và lâu dài.

Quy định thêm an toàn bức xạ y tế

Đề nghị tăng cường khung pháp lý và quy định, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề xuất thiết lập một cơ quan quản lý độc lập với Bộ Công Thương và Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, đảm bảo minh bạch về an toàn hạt nhân và cấp phép.

Liên quan đến khả năng kinh tế và cơ chế tài trợ, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề xuất kết hợp các khuôn khổ tài chính rõ ràng trong dự thảo luật để quản lý chi phí vốn cao của nhà máy điện hạt nhân, bao gồm các khoản dự phòng cho vay quốc tế, trái phiếu doanh nghiệp và quan hệ đối tác công tư (PPP); thiết lập cơ chế bảo đảm hiệu quả kinh tế, giảm thiểu nợ công.

"Đồng thời tích hợp chiến lược quốc gia về phát triển lực lượng lao động hạt nhân vào dự thảo luật, bao gồm các chương trình đào tạo đại học, trung tâm nghiên cứu và quan hệ đối tác đào tạo quốc tế; tăng cường các thỏa thuận hợp tác hạt nhân với các nước như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc...", đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh nêu.

Thảo luận tại tổ, liên quan đến một số vấn đề về ngành y, về dược chất phóng xạ, đại biểu Nguyễn Tri Thức (TP Hồ Chí Minh) đề nghị sửa là "dược chất phóng xạ là chất phóng xạ hoặc hỗn hợp chứa chất phóng xạ để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể người", để đảm bảo thống nhất với giải thích từ ngữ tại khoản 4, Điều 2 Luật Dược.

Về nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và các thiết bị hạt nhân, đại biểu Nguyễn Tri Thức cho rằng, dự thảo chỉ quy định về công việc bức xạ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu; đề nghị đề cập thêm các hoạt động như mua bán, vận chuyển chất phóng xạ vì trên thực tế vẫn có hoạt động mua bán, vận chuyển chất phóng xạ giữa các đơn vị y tế với nhau, nên quy định thêm các an toàn bức xạ trong khía cạnh này.

Liên quan đến kiểm soát chiếu xạ y tế, đại biểu Nguyễn Tri Thức đề nghị, dự thảo luật nên sửa "bệnh nhân" thành "người bệnh", thống nhất theo đúng quy định chung của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội thông qua.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV: Bổ sung cơ chế hỗ trợ cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 6/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Hôm nay (5/5), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.

Chủ tịch Quốc hội: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp trong 30 ngày

Sau phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, cuối buổi sáng 5/5 Quốc hội đã thảo luận ở tổ về: Đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Việc thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp, gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp; 14 nhóm nội dung về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Thủ tướng yêu cầu huy động tối đa nguồn lực cho các dự án đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 213/TB-VPCP ngày 4/5 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục