Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam 100% vốn đầu tư Nhật Bản tích cực trong việc nộp thuế đối với NSNN, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. (Ảnh H.D)

Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam 100% vốn đầu tư Nhật Bản tích cực trong việc nộp thuế đối với NSNN, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. (Ảnh H.D)

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, sản xuất Công nghiệp của tỉnh tiếp tục có sự tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ. Để thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng gần 1.800 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, trong bối cảnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, rất cần những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy SX- KD.

 

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng

 

Với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá và đồng đều ở các thành phần kinh tế, đặc biệt ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế ngoài quốc doanh, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh ta 6 tháng ước đạt 1.834,5 tỷ đồng, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2010, bằng 50,96% kế hoạch năm. Đây là kết quả quan trọng, tạo động lực phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm. 

 

Đáng chú ý, có 18/32 sản phẩm có sản lượng tăng so với cùng kỳ, bao gồm nước sạch tăng 199%, may tăng 94,7%, bia tăng 52,7%, đá xây dựng tăng 26%, gạch tăng 64%, sản phẩm điện tử tăng 22,2%, thấu kính tăng 55,9%, chổi chít tăng 66%... Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các DN trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định. Nhóm các DN sản xuất, phân phối điện, nước có thêm 1 DN đi vào hoạt động. Sản lượng điện quý II tăng so với các tháng của quý I. Hoạt động của nhóm DN khai thác và chế biến khoáng sản khá, sản lượng tăng đều qua các tháng. Sản lượng đá ước đạt 4,4 triệu m3, than 47,1 nghìn tấn; quặng 52,6 nghìn tấn. Điển hình là Công ty TNHH đá Thái Thịnh đạt sản lượng 48.000 tấn. 

 

Đóng góp lớn vào tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh là các DN dệt may với lượng sản phẩm may tăng cao. Trong đó, Công ty CP XNK SMA-VINA Việt - Hàn ước đạt 1,688 triệu USD, Công ty Seyoug INC xuất khẩu ước đạt 0,35 triệu USD. Nhóm DN sản xuất thiết bị điện và điện tử tin học cũng đóng góp vào tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, giá trị xuất khẩu của Công ty Nghiên cứu kỹ thuật R Việt Nam ước đạt 3,5 triệu USD, Công ty Sakon ước đạt 2,3 triệu USD...  Nhóm DN chế biến nông - lâm sản cùng với xu hướng phát triển đã mở rộng thêm thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, các DN chế biến hoa quả xuất khẩu cũng tăng trưởng vững vàng như Công ty Pacific ước đạt 800 nghìn USD, công ty xuất nhập khẩu Hòa Bình ước đạt 418 nghìn USD. 

 

Cần những giải pháp quyết liệt, đồng bộ 

 

Theo ông Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công Thương, khả thi năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 3.625 tỷ đồng, bằng 100,69% kế hoạch  năm. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp khối các địa phương phấn đấu đạt 2.527,4 tỷ đồng, vượt 5,4% kế hoạch năm. 

 

Đến nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đi được 1/2 chặng đường, tiềm năng, thế mạnh của địa phương tiếp tục được khai thác để phát triển. Các cụm công nghiệp, KCN đang tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật thu hút nhà đầu tư, một số dự án KCN đã khởi động cùng nhiều dự án khác đang chuẩn bị hoàn thành công tác đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt, là dự án xi măng Hòa Bình với công suất 1.500 tấn klanke/ngày đêm sẽ tiến hành chạy thử và đi vào hoạt động  chính thức trong tháng 8 tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm và những năm tiếp theo. Ngoài các sản phẩm công nghiệp đã có, tỉnh ta cũng đang thu hút một số ngành công nghiệp đầu tư vào sản phẩm mới như: ắc quy các loại, vật liệu Composide, kết cấu thép, sơn dầu... Ngành nghề TTCN cũng phát triển đa dạng. Bên cạnh ngành nghề thủ công truyền thống còn phát triển mới các nghề làm nón ở xã Phong Phú (Tân Lạc), dệt thổ cẩm ở xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). 

 

Để duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp theo hướng ổn định, bền vững, khai thác các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tỉnh xác định phải kịp thời hỗ trợ DN sớm giải quyết những khó khăn về nguồn nguyên liệu, chế biến xuất khẩu, vốn tái đầu tư sản xuất và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN. Theo đó, nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ hỗ trợ DN đang được tích cực triển khai. Trước hết, kiên trì thực hiện chương trình hành động của ngành, Nghị quyết số 11/NQ - CP của Chính phủ và Quyết định số 325/QĐ -  UBND ngày 7/3/2011 của UBND tỉnh về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Kịp thời nắm bắt, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn của DN do vốn vay tín dụng thắt chặt, lãi suất ngân hàng tăng cao. Thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm điện, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, tổ chức các chương trình bình ổn giá, kiểm tra, kiểm soát thị trường. Tập trung giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp. Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.

 

                                                                     Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Sáng 14/5, phát biểu tại tọa đàm với đoàn 19 Tập đoàn hàng đầu của Trung Quốc về phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại Việt Nam - Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực quan trọng, đột phá, giúp đưa mối quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu tại Cần Thơ

Trong chương trình công tác tại Cần Thơ, chiều 12/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, khảo sát một số công trình, dự án trọng điểm về hạ tầng trên địa bàn; khảo sát dự án tuyến đường cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng; nghe báo cáo, đề xuất về dự án chống ngập, chống sạt lở, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, kết hợp chỉnh trang đô thị của thành phố Cần Thơ.

Ngày 13/5, khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13/5/2024 - 15/5/2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.

Triển khai các nội dung Luật Đất đai năm 2024

Chiều 10/5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai các nội dung Luật Đất đai số 31/2024/QH15 năm 2024 dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TN&MT và các cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Quán triệt, triển khai Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam

Sáng 10/5, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với Ban Kinh tế T.Ư, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 4.300 điểm cầu trên toàn quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục