(HBĐT) - Trong không khí những ngày mùa thu cách mạng, chúng tôi có dịp trở lại thăm Mường Động - vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Vùng đất nghèo khó năm xưa đang thay đổi từng ngày. Câu nói của người Kim Bôi “Yêu nhau cho thịt cho xôi, ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì” chỉ còn trong quá khứ.
Cán bộ, nhân dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thăm phòng truyền thống - lưu giữ hiện vật văn hóa, lịch sử nơi đây.
Được lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi giới thiệu, chúng tôi đến thăm xã Vĩnh Đồng anh hùng. Thăm phòng truyền thống - nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử văn hóa của xã, đồng chí Bùi Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ: Sinh ra trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Đồng đã kế thừa được nhiều di sản văn hóa quý báu làm hành trang trong quá trình xây dựng và phát triển. Truyền thống yêu nước, dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ quê hương đã tạo nên sức mạnh góp phần vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Trong 3 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bảo vệ biên giới, toàn xã có gần 1.000 thanh niên lên đường nhập ngũ và đi thanh niên xung phong. Xã có 45 liệt sỹ, 17 thương binh và được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Trong đó, liệt sỹ Bùi Văn Hợp được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; quân và dân Vĩnh Đồng vinh dự được tặng thưởng danh hiệu “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Phát huy truyền thống anh hùng, trong công cuộc đổi mới, Vĩnh Đồng luôn là một trong những xã đi đầu phát triển KT-XH của huyện Kim Bôi. Xã là điểm sáng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa, trồng cây vụ đông. Đời sống vật chất, tinh thần người dân nơi đây không ngừng phát triển. Vào những ngày này, xã có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Không chỉ ở Vĩnh Đồng phát huy truyền thống người anh dũng, đất anh hùng trên quê hương Mường Động, nhiều xã, thị trấn dần vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển KT-XH trên địa bàn. Đồng chí Bùi Văn Điệp, Chánh văn phòng UBND huyện Kim Bôi giới thiệu: Huyện Kim Bôi là một trong hai huyện khó khăn nhất tỉnh với 28 xã, thị trấn. Sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu. Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Về lĩnh vực trồng trọt đã từng bước chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế đồi rừng, huyện đã quan tâm phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong đó phải kể đến những mô hình nổi bật về trồng cỏ vỗ béo đàn trâu, bò tại các xã Thượng Tiến, Hợp Đồng; mô hình phát triển các có múi ở các xã: Kim Bôi, Kim Sơn, Sào Báy, Mỵ Hòa; phối hợp với Công ty Xuất khẩu Đồng Giao trồng 100 ha ngô ngọt tại xã Mỵ Hòa đem lại hiệu quả tốt sẽ được nhân rộng ra một số xã khác. Đặc biệt, mới đây, “Nhãn Sơn Thủy” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Cùng với sản xuất nông nghiệp, ngành “Công nghiệp không khói” đã khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên “vàng trắng” của suối khoáng Kim Bôi thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng. Các điểm du lịch sinh thái Resort (xã Vĩnh Tiến); Cửu Thác (xã Tú Sơn) và hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng do tư nhân đầu tư, khai thác đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Đã nhiều lần đến Kim Bôi nhưng mỗi dịp trở lại đều để lại trong tôi những cảm xúc khó quên. Gặp những người con đất Mường Động để được họ trải lòng về nét văn hóa đậm đà bản sắc và những đổi mới trên mảnh đất quê hương. Người Kim Bôi anh hùng luôn cần cù, chịu khó đang từng ngày khai thác tiềm năng, không cho đất nghỉ, biến những mảnh đất khô cằn năm xưa thành màu xanh no ấm. Tạm biệt Kim Bôi, hẹn ngày trở lại.
Hương Lan
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, thế mạnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 458 doanh nghiệp (DN) hoạt động SX-KD góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của huyện, tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, giải quyết việc làm cho lao động.
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, GS.TS Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam có bài viết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trước yêu cầu mới.
Chiều 31-8, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời một số vấn đề mà báo chí quan tâm.
(HBĐT) - Ngày 31/8, Viện Nghiên cứu - Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức chương trình toạ đàm đánh giá sự thay đổi năng lực làm việc của cán bộ hội phụ nữ sau bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, giai đoạn 2012-2015. Dự buổi toạ đàm có đại diện lãnh đạo Viện Nghiên cứu - Học viện Phụ nữ Việt Nam, BTV Hội LHPN tỉnh, Trường Chính trị tỉnh, cán bộ Hội LHPN huyện Cao Phong và một số chi hội cơ sở.
(HBĐT) - Sáng ngày 31/8, Đoàn kiểm tra của TT HĐND tỉnh, do đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Tân Lạc để kiểm tra chuyên đề về kết quả thực hiện xây dựng nhà văn hoá xóm, bản trên địa bàn huyện. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo Văn phòng HĐND, các Ban của HĐND tỉnh, đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Xác định các TCCS Đảng có vai trò và vị trí hết sức quan trọng bởi đó là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân và lãnh đạo tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi giáo dục, rèn luyện và kết nạp đảng viên mới, đào tạo cán bộ cho Đảng. Vì vậy, thời gian qua, các cấp ủy Đảng huyện Mai Châu luôn quan tâm, chú trọng thực hiện công tác cán bộ, thể hiện rõ trong chuyển biến về chất lượng cấp ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.