Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

 (HBĐT) - Trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ tỉnh Hòa Bình nói riêng luôn tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo và đã có nhiều đóng góp quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành với lãnh đạo Hội LHPN tỉnh tại buổi làm việc với Hội.  ảnh: p.v

 

Trong 5 năm qua, giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội LHPN tỉnh không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đoàn kết, động viên các tầng lớp phụ nữ nỗ lực phấn đấu, trưởng thành. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động để phát huy phẩm chất tốt đẹp, khả năng sáng tạo, nâng cao vai trò phụ nữ trong việc góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Điển hình là các phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ trên các lĩnh vực học tập, lao động và xây dựng gia đình hạnh phúc góp phần xây dựng hình ảnh người phụ nữ thời kỳ CNH - HĐH đất nước theo định hướng mục tiêu Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đề ra. Theo đó, đã có trên 95% cán bộ, hội viên đăng ký thực hiện phong trào thi đua và trên 81% cán bộ, hội viên đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc. Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu đã được các cấp Hội khen thưởng. Nhiều mô hình tốt, cách làm hay, hoạt động hiệu quả được nhân rộng như các mô hình “Hũ gạo tiết kiệm”, “ống tiền tiết kiệm”, “Nuôi lợn nhựa tiết kiệm”; “Góp vốn quay vòng làm nhà vệ sinh”; “Đoạn đường phụ nữ tự quản”...

 

Với cách làm linh hoạt, các cấp Hội đã bám sát chỉ tiêu nghị quyết, kế hoạch hoạt động toàn khóa; chỉ đạo của Trung ương Hội, của Tỉnh Hội chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện. Công tác chỉ đạo có sự đổi mới, lựa chọn vấn đề ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm để triển khai hướng các hoạt động về cơ sở, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng, vùng, miền. Trong tổ chức thực hiện đã có bước đột phá về tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ nữ các cấp, nhất là cấp cơ sở, tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả.

 

Phong trào phụ nữ toàn tỉnh được duy trì và phát triển với nhiều hình thức phong phú, nội dung thiết thực, thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia. Các phong trào thi đua yêu nước được triển khai có chiều sâu, cụ thể, rõ việc, rõ địa chỉ và có sức lan tỏa. Hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường được quan tâm với nhiều hình thức hiệu quả, thiết thực mang lại lợi ích trực tiếp cho phụ nữ, gia đình và cộng đồng; góp phần xây dựng nông thôn mới, ổn định trật tự, an sinh xã hội trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền được thực hiện thường xuyên, nhất là về vấn đề bình đẳng giới, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Hoạt động đối ngoại nhân dân được duy trì, phát triển, hỗ trợ hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội... Với những nỗ lực không ngừng, các cấp Hội đã tích cực tham mưu về công tác cán bộ nữ. Đội ngũ cán bộ nữ có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp, các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 tăng so với nhiệm kỳ trước.

 

Bên cạnh những thành tựu đạt được, phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội còn bộc lộ một số hạn chế như: Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của một bộ phận chị em còn thấp. Những vùng khó khăn, điều kiện sống và làm việc của phụ nữ chưa được bảo đảm. Tâm lý tự ti còn ăn sâu trong một bộ phận phụ nữ có thói quen sống an phận. Tư tưởng định kiến giới trong xã hội, gia đình vẫn tồn tại. Các mô hình, điển hình nhiều nhưng chưa thực sự rõ nét. Đây là những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hiệu quả hoạt động, phong trào phụ nữ có lúc, có nơi phát triển chưa đồng đều.

 

Với tinh thần “Phát huy truyền thống, tiềm năng, sức sáng tạo, đoàn kết, đổi mới”, trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, các cấp Hội phụ nữ cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

 Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tới tất cả đội ngũ cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về vai trò, vị trí quan trọng của phụ nữ trong gia đình và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chú trọng thực hiện tốt công tác cán bộ nữ,  đẩy mạnh phát triển hội viên. Gắn quy hoạch, đào tạo với xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ là cán bộ dân tộc thiểu số. Quan tâm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, lập nghiệp. Tuyên truyền, vận động hội viên tham gia các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, vận động phụ nữ tích cực tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, đấu tranh bài trừ tai, tệ nạn xã hội, thực hiện tốt công tác DS/KHHGĐ.

 

Hai là, Hội LHPN các cấp tăng cường mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức xã hội để huy động nguồn lực, tạo thêm nhiều việc làm cho chị em, nhất là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ là người dân tộc...  dần thu hẹp khoảng cách về cơ hội và điều kiện phát triển của phụ nữ ở các vùng có điều kiện tiếp cận những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhằm nâng cao kiến thức, áp dụng thành những cách làm hay, hiệu quả vào thực tiễn. Nhân rộng và xây dựng mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi theo phương châm sản phẩm đạt giá trị kinh tế cao, đảm bảo môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm để đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới và phát triển của tỉnh.

 

Ba là, tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII gắn với  triển khai thực hiện Chỉ thị số 05, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, phấn đấu đạt tiêu chí người phụ nữ mới “Có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu” để cống hiến nhiều hơn, hiệu quả hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cùng toàn dân thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục