(HBĐT) - Fidel castro - người bạn lớn của Việt Nam đã qua đời trước sự tiếc thương của không chỉ nhân dân Cuba mà còn cả nhân dân tiến bộ thế giới. Dù Fidel castro đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tên tuổi và tinh thần của ông vẫn còn đó, là nguồn cổ vũ cho những người cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng hôm nay và mai sau. Đất nước Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel castro đã luôn sát cánh với Việt Nam, ủng hộ chí tình cho cách mạng Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro phất cao quân kỳ bách chiến bách thắng của đoàn Khe Sanh, quân giải phóng Trị Thiên - Huế. ảnh: TTXVN

 

 

Hòn đảo tự do và hiên ngang

 

Bất bình trước những bất công trong xã hội và quan hệ quốc tế, luật sư Fidel Castro đã dấy nghĩa ngay trên đảo quốc Cuba, tập hợp lực lượng của quần chúng để lật đổ một chính quyền phản động làm tay sai cho nước ngoài.

 

Lãnh tụ Fidel sau đó tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng Cuba vượt qua bao sóng dữ do chủ nghĩa đế quốc gây nên. Bản thân Fidel đã trụ vững trước bao cuộc ám sát do CIA tiến hành. ông lãnh đạo LLVT và an ninh Cuba đập tan cuộc xâm lược ở vịnh Con Lợn do lực lượng lưu vong (được CIA huấn luyện và quân đội Mỹ hỗ trợ) tiến hành, qua đó một lần nữa giữ vững chế độ, giữ vững thành quả cách mạng.

 

Tiếp đó, phương Tây tiếp tục cuộc chiến tuyên truyền và cấm vận hòng làm suy yếu, tiến tới bóp chết Nhà nước Cuba. Nhưng mọi mưu đồ đó vẫn không đánh gục được một Fidel Castro mạnh mẽ, kiên trung, đầy hào sảng và cũng rất hào hoa. Dưới sự lãnh đạo của Fidel, Cuba tựa như một chàng David nhỏ bé hiên ngang trước gã khổng lồ Goliath.

 

Bản thân việc giữ vững chế độ trước một nước tư bản hùng cường số 1 thế giới nằm cận kề đã là một sự vĩ đại không thể phủ nhận của Fidel Castro và Đảng Cộng sản Cuba. Chiến thắng đó của Cuba cùng những thành tựu của đất nước này trong công cuộc xây dựng CNXH cũng là nguồn động viên cho các lực lượng cánh tả về khả năng giành chiến thắng của cách mạng XHCN bất chấp muôn vàn khó khăn gian khổ.

 

Dù ở cách xa Cuba đúng nửa vòng trái đất nhưng Việt Nam vẫn được truyền cảm hứng từ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Cuba với linh hồn là Chủ tịch Fidel Castro.

 

Lời nói tiếp thêm sức mạnh

 

Không chỉ là nguồn cảm hứng, Cuba còn trực tiếp tiếp sức cho nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Cuba chính là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12/1961), nước đầu tiên lập ủy ban đoàn kết với Việt Nam (tháng 9/1963), và nước lập sứ quán bên cạnh Mặt trận Giải phóng (tháng 7/1967).

 

Cuba lấy năm 1967 làm “Năm Việt Nam anh hùng”, rồi lấy ngày 28/8/1972 làm “Ngày đê điều” sau khi Mỹ mở chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân nhằm vào cả hệ thống đê điều của miền Bắc Việt Nam. Khi ấy, Fidel khẳng định, tình đoàn kết của Cuba và niềm tin của Cuba vào nhân dân và lãnh đạo Việt Nam là “vô điều kiện và tuyệt đối”. Hình ảnh ấn tượng thời trẻ của Fidel Castro - nhà cách mạng CubaThời trai trẻ của Fidel Castro vô cùng sôi nổi và ấn tượng. ông là nhà cách mạng nổi tiếng và nổi bật của phong trào cánh tả Mỹ Latin.

 

Những năm 1960, Cuba gặp khó khăn về kinh tế khi Mỹ bắt đầu cấm vận nước này. Khi có kẻ xấu “tố” Cuba gửi đường sữa cho Việt Nam trong lúc người dân Cuba thiếu thốn những thứ này, Fidel Castro đã đăng đàn phát biểu với hàng chục vạn quần chúng tại thủ đô Cuba rằng “điều đáng tiếc là chúng ta không có đủ đường sữa để gửi cho nhân dân Việt Nam”. ông thậm chí nhấn mạnh: “Cả máu chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng cho nhân dân Việt Nam”.

 

Và một điều đặc biệt nữa là vào tháng 9/1973, đích thân lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã tới thăm khu giải phóng của Việt Nam ở tuyến lửa Quảng Trị. Chiến tranh Việt Nam lúc đó vẫn đang khốc liệt và sẽ còn kéo dài thêm 2 năm nữa. Lãnh tụ Fidel là lãnh đạo nước ngoài cấp nhà nước đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam khi chiến tranh chưa kết thúc. Hình ảnh ông Fidel cao lớn mặc quân phục phất cao cờ của quân giải phóng, đứng sát bên bộ đội Việt Nam có giá trị khích lệ rất lớn đối với đồng bào, chiến sĩ cả nước ta khi ấy.

 

Những người Việt Nam nào có điều  kiện tiếp xúc với Fidel đều có nhận xét ông rất nhân hậu, gần gũi, không chút khoảng cách với người dân Việt Nam, luôn hết mình ủng hộ phong trào cách mạng Việt Nam cũng giống như ủng hộ phong trào đấu tranh vì tự do ở châu Mỹ Latin và châu Phi. Khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam, Cuba – dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro, lại nhiệt thành ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc.

 

Giúp đỡ Việt Nam bằng vật chất

 

Không dừng ở những lời nói và những chuyến thăm, Cuba và Fidel đã nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam bằng cả vật chất cụ thể. Cuba dù đang bị cấm vận nhưng không hề tiếc đường và thuốc men viện trợ cho Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam, đây là những viện trợ thiết thực và hết sức quý báu, đúng như câu nói cửa miệng của người Việt - “một miếng khi đói bằng một gói khi no”.

 

Không những vậy, Cuba đã tặng Việt Nam các công trình trọng điểm có tổng trị giá lên tới khoảng 80 triệu USD, gồm khách sạn Thắng Lợi (ở Hồ Tây, Hà Nội), bệnh viện Việt Nam - Cuba (ở Quảng Bình), đường Xuân Mai - Sơn Tây, trại bò giống Ba Vì và xí nghiệp gà Lương Mỹ.

 

Ngoài ra Cuba còn hào phóng tặng bò giống và gà giống cho Việt Nam, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh, giúp đào tạo nhiều sinh viên Việt Nam

 

Bản thân Fidel Castro trên cương vị lãnh đạo của nhà nước Cuba sau này còn tới thăm Việt Nam thêm hai lần nữa, vào năm 1995 và 2003. Các sự kiện này cho thấy tình cảm chân thành từ con tim của Fidel Castro nói riêng và nhân dân Cuba nói chung dành cho Việt Nam. Bằng cả lời nói và hành động, Cuba và Fidel Castro đã coi cuộc cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam như của chính mình, xem việc giúp Việt Nam như giúp chính mình.

 

Mối quan hệ giữa Cuba và Việt Nam vì thế vừa là tình đồng chí vừa là tình anh em thủy chung son sắt đã được thử thách qua thời gian./.

 

 

 

                           Trích theo Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục