(HBĐT) - Ngày 7/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành TW. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hòa Bình có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

 

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự họp tại điểm cầu Hòa Bình.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, thời gian qua với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, việc phát triển nhà ở xã hội đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay đã đưa vào sử dụng 3,7 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, góp phần giải quyết chỗ ở cho gần 500.000 người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các đô thị và khu công nghiệp.

 Trong đó, đã hoàn thành hỗ trợ cho trên 91.300 hộ và đang tiếp tục hỗ trợ cho 6.800 hộ theo chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công. Từ năm 2009 đến nay, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 179 dự án, quy mô 71.150 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 25.900 tỷ đồng; hiện đang tiếp tục triển khai 191 dự án, quy mô 163.800 căn, tổng mức đầu tư khoảng 71.800 tỷ đồng. Đã có 88/95 dự án nhà ở cho sinh viên hoàn thành đưa vào sử dụng, bố trí chỗ ở cho 200.000 sinh viên.

 Bên cạnh đó, các chương trình khác như hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn; xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung; nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu đô thị, công nhân khu công nghiệp...được triển khai thực hiện tích cực, góp phần vào việc bảo đảm an sinh xã hội.

 Tuy nhiên, việc phát triển nhà ở xã hội cho người nghèo, người thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân KCN chưa đáp ứng đủ nhu cầu, mới đạt 28% chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia. Chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội, dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để phát khai các dự án nhà ở xã hội. Mặt khác nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở chưa đa dạng và còn hạn chế. Mức thu nhập của các hộ nghèo, thu nhập thấp còn rất khó khăn để chi trả cho chi phí nhà ở.

 Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương một số DN đã có chủ trương đầu tư và đưa ra thị trường những sản phẩm nhà ở tốt, tạo điều kiện cho người nghèo, người có thu nhập thấp có thêm cơ hội lựa chọn nơi an cư. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, DN phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho khoảng 363.500 hộ gia đình có công với cách mạng cải thiện nhà ở; trên 300 nghìn hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo mới) tại khu vực nông thôn; phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội theo dự án để giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người nghèo, thu nhập thấp tại khu vực đô thị và đáp ứng cho khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở...

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các địa phương cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện, bố trí vị trí đất đai thuận lợi với cơ bản hạ tầng điện nước, dịch vụ cho chủ đầu tư triển khai dự án; quy hoạch xây dựng nhà ở xã hội phải phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng các mẫu nhà ở, mô hình nhà ở tiêu biểu tạo điều kiện cho người nghèo, người thu nhập thấp có cơ hội cải thiện về nhà ở, yên tâm lao động, sản xuất.

 

                                                               Hồng Trung

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục