(HBĐT) - Tháng 1/2017, huyện Mai Châu long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện, 60 năm tái lập huyện. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng nhằm ôn lại chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, đồng thời mở ra chặng đường phát triển mới của huyện Mai Châu.

 

Đồng chí Hà Công Thẻ, TUV, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu trao giấy khen của UBND huyện cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm ANTT. (ảnh: PV)

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu từng bước vượt qua những khó khăn, thử thách của năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bước vào thời kỳ đổi mới, với những chủ trương đúng đắn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đang ngày càng tiến nhanh trên đà phát triển và hội nhập. Các tiềm năng, thế mạnh được khơi dậy và phát huy. Năm 2000 thu nhập bình quân của huyện đạt 2, 15 triệu đồng/ người; năm 2010 nâng lên 8 triệu đồng /người; năm 2016 đạt trên 20 triệu đồng /người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 đạt bình quân 10,95%. Cơ cấu kinh tế từng bước thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Ngành du lịch không ngừng phát triển và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai. Năm 2010, huyện Mai Châu đón 83.506 lượt khách, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt trên 9, 7 tỷ đồng; năm 2016, đón 301.500 lượt khách, doanh thu ước đạt trên 75 tỷ đồng. Thương mại và dịch vụ ngày càng phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng. Đến nay toàn huyện đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 60% đường nội xóm được cứng hóa. Dịch vụ vận tải không ngừng phát triển,  hằng ngày có trên 20 chuyến xe khách đi về nội và ngoại tỉnh và các loại hình vận tải hành khách khác như xe buýt, tắc xi. 100% xã, thị trấn với 99,8% hộ dân dùng điện lưới quốc gia. 96% hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Có 21/64 trường học đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống trung tâm học tập cộng đồng ở các xã đều phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ. Công tác CSSK nhân dân được đặc biệt quan tâm; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại. Đội ngũ thầy thuốc từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu khám -chữa bệnh cho nhân dân; giai đoạn 2011-2020 phấn đấu mỗi năm có thêm 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.  

Hệ thống nhà máy, công xưởng mọc lên tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của huyện. Nhờ đó nền kinh tế phát triển đồng bộ, toàn diện hơn. UBND huyện Mai Châu đã tập trung quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp. Năm 2016, huyện thực hiện 22 dự án với số vốn đăng ký đầu tư 705.402 triệu đồng, giải quyết cho hàng ngàn lao động của huyện có việc làm và thu nhập ổn định.  

Để thu hút các nhà đầu tư, UBND huyện Mai Châu đã thực hiện miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mới và hoạt động kinh doanh tại vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh; đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; rà soát, điều chỉnh kịp thời quy hoạch tổng thể phát triển KT -XH, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, tiếp tục chính sách hỗ trợ lãi suất và bảo đảm tín dụng cho các đối tượng theo đúng quy định của Chính phủ. Trong thời gian tới, Mai Châu sẽ tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực mà huyện có tiềm năng và lợi thế như sản xuất hàng nông sản, nguyên vật liệu xây dựng, xây dựng nhà máy thủy điện, đặc biệt là đầu tư cho phát triển du lịch...  

Trong thời gian qua, huyện luôn quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội, AN-QP, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; duy trì và đẩy mạnh hơn nữa phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc; giữ vững ANCT -TTATXH, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể...  

Được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hữu tình cùng với các giá trị văn hoá truyền thống giàu bản sắc, những năm qua, Mai Châu đã khai thác tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.  

Tháng 7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1728 phê duyệt quy hoạch phát triển điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030 với diện tích 710 ha, lấy thị trấn Mai Châu làm trung tâm, quy hoạch mở rộng ra không gian phía Bắc, Tây Bắc từ ngã ba Tòng Đậu đến xóm Cha Long (phần lớn là diện tích xã Tòng Đậu). Không gian phía Nam, ranh giới được xác định từ bản Poong Cọm đến xóm Chiềng Châu và khu vực xóm Mỏ (xã Chiềng Châu), xã Nà Phòn. Tại xóm Khan Hạ (xã Ba Khan) có dự án xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng, ăn uống kết nối du lịch của Ba Khan với các xã Phúc Sạn, Tân Mai và vùng lòng hồ sông Đà đang dần được hình thành. Theo đó, huyện Mai Châu thành lập Ban Quản lý điểm du lịch quốc gia Mai Châu để giải quyết các vấn đề như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn, khai thác tài nguyên thiên nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng... đặc biệt là đẩy mạnh thu hút đầu tư.  

Từ  định hướng phát triển du lịch đã tác động làm chuyển đổi tư duy của người dân Mai Châu, phong trào “Nhà nhà làm du lịch, người người phục vụ du lịch” đã bắt đầu khởi sắc. Song song với đó là  kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt luôn được quan tâm đầu tư lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dân, làm cho diện mạo nông thôn của Mai Châu không ngừng đổi mới. Đến nay, trên toàn huyện có 3 xã đã hoàn thành 19 tiêu chí về nông thôn mới là Tòng Đậu, Mai Hạ và Chiềng Châu.  Đảng bộ huyện Mai Châu xác định mục tiêu đến năm 2020 có thêm 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới;  thị trấn Mai Châu phấn đấu đạt các tiêu chí của  đô thị loại IV; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 32 triệu đồng /người/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng  nông - lâm nghiệp - thủy sản còn dưới 35%, tăng tỷ trọng  thương mại, dịch vụ và du lịch lên 33%; CN-TTCN, xây dựng chiếm 32%; 40% trở lên số trường học đạt chuẩn quốc gia, 99% trẻ em trong độ tuổi đến trường; 50% trở lên số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế...  

Đã có chương trình hành động và những giải pháp cụ thể, với truyền thống anh hùng cách mạng, sự sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng tình của nhân dân huyện Mai Châu vững vàng một quyết tâm: Xây dựng huyện mạnh, dân giàu.

                                                          

 Hà Công Thẻ

TUV, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục