(HBĐT) - Hỏi: Chủ trương, chính sách về cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng gồm những nội dung gì?
Trả lời: Chủ trương, chính sách về cơ cấu lại thị trường tài chính gồm:
Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.
Ban hành các quy định hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại tổ chức tín dụng; giao thẩm quyền và nâng cao năng lực của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) trong mua bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ; đồng thời, bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro các tổ chức tín dụng. Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
Hỏi: Chủ trương, chính sách tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công như thế nào?
Trả lời: Chủ trương, chính sách tiếp tục cơ cấu lại đầu tư là:
Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế. Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính, NSNN và nợ công; thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công.
Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát đối với đầu tư công. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản Nhà nước. Tập trung tháo gỡ vấn đề chi ngân sách, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài. Xác định rõ trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư.
Đức Phượng (TH)
(HBĐT) - Năm 2016, MTTQ xã Pà Cò, huyện Mai Châu và các tổ chức thành viên đã đa dạng hóa các hình thức tập hợp, chủ động tuyên truyền, phổ biến, động viên nhân dân tích cực thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, CVĐ và tham gia phát triển KT - XH.
(HBĐT) - Năm 2016, ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Kim Bôi đã chủ động xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) và chủ trì cùng với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tham mưu giúp cấp ủy ban hành chương trình công tác KT,GS, đồng thời chú trọng tuyên truyền về công tác KT,GS của Đảng.
(HBĐT) - Hỏi: Chủ trương, chính sách đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm là gì?
(HBĐT) - Nhằm hướng tới mục tiêu trọng tâm cải cách hành chính năm 2017 là nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3220/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch Cải cách hành chính tỉnh Hòa Bình năm 2017.
(HBĐT) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, sáng 17/1, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đã đến thăm, chúc tết Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chố, 91 tuổi, ở xã Hoà Bình; Mẹ Đào Thị Đan, 98 tuổi, ở phường Đồng Tiến, TP Hoà Bình. Hai mẹ cùng có hai con là liệt sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 16-1, Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.