Làm việc với Khu CNC Hòa Lạc, Hà Nội, Thủ tướng nêu rõ, đây không chỉ đơn thuần là một khu công nghệ mà là một hình mẫu thu nhỏ của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai và yêu cầu TP. Hà Nội cùng với Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc phải giải phóng mặt bằng xong trong năm 2017.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Sáng 16/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm, làm việc với Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành, thành phố Hà Nội.

Vẫn “điệp khúc” giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc, thời gian qua, Khu CNC Hòa Lạc tập trung nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng nên việc thu hút đầu tư chưa đạt kết quả như mong đợi. Công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ và kéo dài, đến nay sau 20 năm thành lập vẫn chưa xong. 

Hiện vẫn còn 243 ha chưa được giải phóng mặt bằng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được triển khai qua nhiều giai đoạn, thiếu đồng bộ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thiếu vốn. Cứ khi Ban quản lý Khu CNC đến làm việc với các bộ, ngành thì lại nhận được câu hỏi: Lại giải phóng mặt bằng à? Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương, Trưởng Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc bày tỏ và cho biết, Ban Quản lý đang chuẩn bị cho giai đoạn mới là giai đoạn tăng tốc, thu hút đầu tư và phát triển tiềm lực KHCN.

 

Thủ tướng tham quan Nhà máy điện tử số 2 của Công ty VNPT Technology. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Vừa là cơ quan khoa học, vừa là nhà đầu tư tại đây, đại diện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Viện có 3 công trình đầu tư tại Khu CNC, lớn nhất là Trung tâm Vũ trụ Việt Nam với số vốn 600 triệu USD. Viện Hàn lâm mong muốn sớm ổn định hạ tầng bởi có khu công nghệ, nhưng điện không ổn định là cả loạt sản phẩm bị hỏng.

Cùng mong muốn, đại diện Tập đoàn FPT nhìn nhận, hạ tầng phải bảo đảm sinh hoạt, đời sống thì mọi người mới đến, do đó bệnh viện, nhà ở, giao thông cho người làm việc trong khu rất quan trọng và cho biết doanh nghiệp phải dành khoảng 30 tỷ đồng mỗi năm cho xe buýt vận chuyển người lao động.

Đại diện Tập đoàn VNPT cũng bày tỏ mong muốn có tuyến xe buýt nhanh, kết nối giao thông từ trung tâm Thành phố đến Khu CNC.

Ý kiến các bộ, ngành cho rằng, phải tăng tốc để bù lại khoảng thời gian đã mất, nhất là tập trung, giải quyết dứt điểm giải phóng mặt bằng bởi nếu không thì không thể làm hạ tầng đồng bộ, không thể thu hút đầu tư mà nhà đầu tư không đến thì họ cũng không bỏ tiền làm hạ tầng. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Khu CNC; cần quan tâm xây dựng cả các khu xã hội chứ không chỉ tập trung vào các khu chức năng.

“20 tuổi vẫn bú sữa”

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đánh giá cao báo cáo của Ban Quản lý Khu CNC đã bám sát mục tiêu, không bị lạc đề. Đó là xây dựng Khu CNC Hòa Lạc thành một thành phố khoa học và công nghệ; một đô thị sinh thái và thông minh; là nơi tập trung, liên kết hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Đến nay, Khu CNC Hòa Lạc đã đạt một số kết quả nhất định, đã dần có một hình hài của khu CNC.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập mà Thủ tướng ví von “20 tuổi vẫn còn bú sữa”.

“Giải phóng mặt bằng mãi không xong”, Thủ tướng nói. “Sự đóng góp cho phát triển chưa như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và giới khoa học công nghệ”. Số lượng dự án CNC còn quá ít so với các khu CNC và ngay cả với các khu công nghiệp điện tử. Không chỉ hạ tầng kỹ thuật mà hạ tầng xã hội ở khu này còn nhiều vấn đề như nhà ở, bệnh viện, thiết chế văn hóa. “Đừng để anh em làm CNC ở khu đồng không mông quạnh”. Thủ tướng nói và đặt vấn đề: “Chúng ta có mục tiêu trở thành thung lũng Silicon của Việt Nam thời gian tới hay không?”. “Chuỗi giá trị của sản phẩm công nghệ cao mà Việt Nam tham gia nằm ở đâu từ CNC Hòa Lạc?”, “Thế giới có 800 khu CNC thì ta đang ở đâu?”.

 

Thủ tướng trò chuyện với nhân viên Công ty FPT Software. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Giải bài toán đó, Thủ tướng nhấn mạnh cán bộ lãnh đạo và quản lý của Khu CNC phải thay đổi cách nghĩ, cách làm tốt hơn, ngoài việc đầu tư hạ tầng chuẩn mực, cần sàng lọc, lựa chọn, thu hút các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có hàm lượng tri thức cao, phải làm sao mỗi sản phẩm đi ra từ Khu CNC Hòa Lạc phải là những sản phẩm chất lượng cao, đạt được sự thừa nhận của người sử dụng ở các nước tiên tiến. Phải làm sao để các doanh nghiệp cảm thấy tự hào được đặt nhà máy, dự án ở Khu CNC này. Nói cách khác cần tạo dựng thương hiệu cho khu CNC.

Ngoài vườn ươm nhân tài, Khu CNC Hòa Lạc cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế để các nhà khoa học Việt Nam đem trí tuệ, ý tưởng khoa học, giải pháp kỹ thuật đến để thử nghiệm sản xuất. Có chính sách thỏa đáng, có cơ sở vật chất, có phòng thí nghiệm, có môi trường nghiên cứu thông thoáng và từ đó, chúng ta mới có những sản phẩm trí tuệ của người Việt.

Các bộ, ngành liên quan như: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ cần coi trọng và phát triển Khu CNC Hòa Lạc là dự án trọng điểm, cần ưu tiên nguồn vốn và thường xuyên làm việc kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, nhà khoa học ở Hòa Lạc tìm kiếm, có phát hiện đột phá về khoa học. “Sáu tháng một lần, Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng xuống đây nghe lại một lần, chứ không phải nói một lần là xong”, Thủ tướng nêu rõ. Khu CNC Hòa Lạc không chỉ đơn thuần là một khu công nghiệp về công nghệ mà là một hình mẫu của nền kinh tế Việt Nam thu nhỏ trong tương lai, trong đó các thực thể kinh tế hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ cao, đi đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ, lấy sáng tạo làm động lực phát triển.

Cần xắn tay áo vào làm

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, vướng mắc cho Khu CNC Hòa Lạc.

Về vốn cho giải phóng mặt bằng, Thủ tướng yêu cầu TP. Hà Nội cùng với Ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc phải giải phóng mặt bằng xong trong năm 2017, “không để kéo dài sang tuổi thứ 21”. Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng phương án bổ sung đủ vốn để giải phóng mặt bằng và tiến tới hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu CNC Hòa Lạc.

 

Thủ tướng xem mô hình quy hoạch Làng công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

TP. Hà Nội cần phối hợp chặt chẽ, “coi như nhà mình có việc”, cần xắn tay áo vào làm, như xây khu tái định cư, vận động nhân dân, xây dựng hệ thống bên ngoài Khu CNC như điện, nước, đường giao thông. Thủ tướng lưu ý Thành phố mở tuyến xe buýt đến khu CNC, tạo điều kiện cho công nhân đi làm, không để doanh nghiệp phải bỏ ra 30 tỷ đồng để làm việc này.

Hà Nội phối hợp với Khu CNC Hòa Lạc xây dựng nơi đây thành trung tâm khởi nghiệp, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học để phục vụ phát triển lâu dài; phối hợp xúc tiến đầu tư.

Thủ tướng nêu rõ Chính phủ ủng hộ chủ trương ưu tiên tập trung nguồn lực từ nguồn vốn khoa học công nghệ để phát triển nhanh tiềm lực khoa học và công nghệ tại Khu CNC Hòa Lạc, trước mắt tập trung đầu tư phát triển khu nghiên cứu và triển khai. Thủ tướng đồng ý việc Khu CNC Hòa Lạc phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng để xúc tiến đầu tư cấp Chính phủ vào Khu CNC.

Về cơ chế chính sách, Thủ tướng cho biết sẽ sớm ban hành Nghị định, tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển của Khu CNC Hòa Lạc.

Thủ tướng lưu ý công tác quản lý quy hoạch, quản lý môi trường trong Khu CNC Hòa Lạc để nơi đây thực sự là trung tâm CNC trong thời đại mới, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, xanh, sạch, phát triển bền vững, thành phố đáng sống để sáng tạo khoa học công nghệ.

 

 

                                                        TheoBaochinhphu

Các tin khác


Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo đồng thuận trong nhân dân

(HBĐT) - Được tham gia một buổi sinh hoạt của nhân dân KDC Thái Bình, thị trấn Bo (Kim Bôi), chúng tôi thấy người dân được thông tin đầy đủ, tham gia bàn bạc công việc chung của khu và được trưởng khu công khai các khoản tài chính, đóng góp. Điều này đã tạo niềm tin và sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần giúp khu giữ vững danh hiệu KDC văn hóa 12 năm liên tục.

Hỏi - đáp về văn kiện Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII)

(HBĐT) - Hỏi: Đảng ta đã thể hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong những văn bản quan trọng nào từ nhiệm kỳ XI đến nay?

Trao tặng, truy tặng Huy hiệu Đảng cho 505 đảng viên

(HBĐT) - Đảng bộ TP Hòa Bình hiện có 68 tổ chức cơ sở Đảng. Trong năm 2016, thực hiện đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, Đảng bộ có 35 tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh; 811/7.219 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật, cơ chế phối hợp, đẩy mạnh đấu tranh, xử lý các loại tội phạm

Ngày 15-2, liên ngành tư pháp - nội chính Trung ương tổ chức giao ban đánh giá công tác phối hợp năm 2016, triển khai công tác phối hợp năm 2017. Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương chủ trì hội nghị. Dự giao ban có các đồng chí: Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính T.Ư; Lê Thành Long, Bộ trưởng Tư pháp; Lê Minh Trí, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước và các cơ quan tư pháp, nội chính trung ương.

Chủ tịch nước Trần Ðại Quang: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chiều 14-2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo kết quả thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Chủ tịch nước và Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam năm 2016, thảo luận trọng tâm phối hợp công tác năm 2017. Chủ tịch nước Trần Ðại Quang và Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đồng chủ trì hội nghị.

Quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

(HBĐT) - Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước (HCNN) vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định này quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan HCNN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục