(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến phụ nữ, đến bình đẳng giới, giải phóng và phát triển phụ nữ. Người đã đưa ra những quan điểm sâu sắc về công cuộc giải phóng phụ nữ (GPPN).

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đánh giá cao vị trí, vai trò của người phụ nữ mà còn rất coi trọng sự nghiệp GPPN trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, GPPN về cơ bản cũng bao gồm các nội dung về quyền bình đẳng của phụ nữ theo Công ước quốc tế về quyền con người. Người cho rằng GPPN là một cuộc cách mạng gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. GPPN trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phải giành cho được các quyền của phụ nữ, như quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 đã khẳng định rõ: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”; “Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi này của bà mẹ và trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ”.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ. Phụ nữ là đội quân lao động rất đông. Phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để tham gia sản xuất được tốt”. Và phụ nữ có quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, điều này thể hiện cụ thể trong Luật HN-GĐ năm 1959. GPPN là công việc của toàn Đảng, toàn xã hội và của nhân dân, giải phóng đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông; phụ nữ còn phải được học văn hóa, được GD – ĐT thành những công dân CNXH. GPPN vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp giải phóng của cách mạng.

 

 

Bác Hồ với đại biểu dự Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ III, tháng 3/1961. 

 

Khi bàn tới vấn đề GPPN, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định GPPN  là một mục tiêu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trước hết, Người tố cáo những chính sách, tội ác tàn bạo của chế độ thực dân đối với phụ nữ ở nước ta. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam nói chung, với người phụ nữ nói riêng là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịch về văn hóa, giáo dục, chứ không phải đem đến một sự “khai hóa văn minh”. Bản chất của “sứ mệnh khai hóa” đó chính là sự khai thác thuộc địa; áp bức, bóc lột và chà đạp đạp lên số phận của người phụ nữ diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém,...

 

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra quan điểm về mục tiêu GPPN là giải phóng một cách toàn diện. Người đi sâu vào chỉ rõ giải phóng con người, vì con người là mục tiêu cao cả của cuộc cách mạng vô sản mà ở đó phụ nữ là điểm trung tâm. Có thể thấy, vị trí, vai trò của người phụ nữ là rất quan trọng, thể hiện ở cả vai trò duy trì nòi giống và cả trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

 

Tại lễ kỷ niệm 36 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1966), Bác Hồ nói: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh giặc cứu dân cho đến nay, mỗi khi nước nhà gặp nguy nan thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc”. Trong Thư gửi phụ nữ nhân kỷ niệm chiến thắng Hai Bà Trưng và ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/1952, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Non sông gấm vóc nước Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Người khẳng định vai trò của phụ nữ đồng thời Người muốn hướng tới mục tiêu đưa phụ nữ Việt Nam ta đến với việc giải phóng toàn diện trong mọi mặt của đời sống xã hội.

 

Nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay

 

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường CNH – HĐH hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.

 

Trong thời đại mới, bản thân mỗi người phụ nữ đã được “giải phóng” hơn rất nhiều. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động… Tuy nhiên, bản thân người phụ nữ ở nước ta vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng rất lớn bởi những tập tục lạc hậu từ xã hội xưa để lại. Một số gia đình, địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng bất bình đẳng giới dẫn tới thân phận người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi và chưa thể như người nam giới trong xã hội. Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào GPPN ở nước ta trong xã hội ngày nay là một vấn đề cần được quan tâm và quán triệt sâu sắc hơn.

 

Để nâng cao vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay cần phải xây dựng, khẳng định và phát triển công tác phụ nữ ở những vấn đề sau:

 

Thứ nhất, cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật HN-GĐ, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Việc này sẽ tạo môi trường cho sự bình đẳng về cơ hội và quyền lực, hai yếu tố thiết yếu để đạt được bình đẳng giới trên các phương diện khác, như giáo dục, y tế và tham gia chính trị…

 

Thứ hai, nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhất là ở khía cạnh GPPN. Đây là một trong những công tác quan trọng để bản thân mỗi người trong xã hội, ở mỗi địa phương đều hiểu được vị trí, vai trò quan trọng của phụ nữ mà Bác Hồ đã chỉ rõ. Đồng thời, mỗi địa phương phải thực hiện, quán triệt những tư tưởng đó một cách sâu sắc để có phương pháp học tập hiệu quả nhất.

 

Thứ ba, thực hiện những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục sự phân biệt giới trong việc làm chủ các nguồn lực và tiếng nói chính trị. Nhà nước nên thiết lập một môi trường thể chế bảo đảm khả năng tiếp cận công bằng đến các nguồn lực và dịch vụ công cộng cho cả nam và nữ. Tăng cường tiếng nói của phụ nữ (sử dụng sáng kiến, ý tưởng) trong quá trình hoạch định chính sách.

 

Thứ tư, cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó giảm tải được những áp lực mà người phụ nữ phải lo toan trong cuộc sống gia đình hằng ngày. Có đáp ứng được nhu cầu về kinh tế thì người phụ nữ mới có điều kiện để giải phóng mình và phát triển bản thân mình một cách toàn diện.

 

Thứ năm, sự nghiệp GPPN phải do bản thân người phụ nữ làm chủ. Phụ nữ không chỉ trông mong công cuộc giải phóng mình vào người khác mà họ phải tự mình làm cuộc cách mạng này. Họ cần thay đổi những nhận thức cổ hủ, lạc hậu mà xã hội cũ còn tồn dư trong suy nghĩ, đầu óc của họ. Họ cần có nhận thức mới, đúng đắn về vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội, mặt khác phải không ngừng cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân… Có làm được như vậy, người phụ nữ mới thực sự được giải phóng một cách toàn diện trong xã hội mới ngày nay. 

 

 

                                                          Trích theo Tạp chí Cộng sản

 

 

Các tin khác


Lương Sơn: Bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 280 đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn

(HBĐT) - Nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho quá trình hoạt động của các đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong 3 ngày (từ 1-3/3), HĐND huyện Lương Sơn phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho 280 đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn nhiệm kỳ 2016-2021.

Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh làm việc với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 2/3, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hòa Bình về chuyên đề Xổ số kiến thiết và Xổ số Vietlott. Tham dự còn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở KH&ĐT, Tài Chính, Công an tỉnh, Cục thuế tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy và thành phố Hòa Bình.

Khởi động “Tháng thanh niên” và các chiến dịch tình nguyện năm 2017

(HBĐT) - Sáng ngày 2/3, tại xã Yên Lập (Cao Phong), BTV Tỉnh đoàn tổ chức Lễ khởi động “Tháng thanh niên” và các chiến dịch tình nguyện năm 2017, phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2017 – 2022. Tham dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện Cao Phong, các huyện, thành Đoàn cùng 500 ĐV-TN thuộc các đơn vị trên địa bàn huyện về dự buổi lễ.

UBKT Thành ủy Hòa Bình tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình công tác kiểm tra, giám sát (KT,GS) năm 2017, UBKT Thành ủy Hòa Bình vừa phối hợp với các phòng nghiệp vụ của UBKT Tỉnh ủy tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác KT,GS và thi hành kỷ luật Đảng cho 141 cán bộ là ủy viên, kiểm tra viên cơ quan UBKT Thành ủy, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên (kể cả ủy viên kiêm chức) UBKT Đảng ủy cơ sở, các đồng chí cấp ủy viên ở chi bộ cơ sở trong Đảng bộ thành phố (được phân công làm công tác KT,GS của chi bộ).

Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc DN tặng xe cho Đà Nẵng, Cà Mau

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đã có văn bản giao Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp kiểm tra làm rõ việc DN tặng xe sang cho chính quyền ở 2 địa phương là Đà Nẵng và Cà Mau.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đã đến Hà Nội trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-2 đến ngày 5-3. Ngay sau Lễ đón chính thức vào sáng ngày 1-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục