Sáng 8-3, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Trương Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì cuộc họp sơ kết tình hình xử lý sự cố môi trường biển bốn tỉnh miền trung, triển khai Quyết định 12/QĐ-TTg ngày 6-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ, họp Ban Chỉ đạo về các giải pháp ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân bốn tỉnh miền trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường.
Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, UBND bốn tỉnh miền trung; lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), tính đến ngày 30-10-2016, tại bốn tỉnh miền trung còn 5.369 tấn hải sản đông lạnh lưu kho. Kết quả xét nghiệm có 4.402,2 tấn (82%) bảo đảm an toàn thực phẩm và 966,2 tấn (18%) không bảo đảm an toàn. Tính đến ngày 6-3, Hà Tĩnh đã tiêu huỷ 320,5 tấn, Quảng Bình 606,6 tấn, Quảng Trị 161,9 tấn, Thừa Thiên - Huế 19,8 tấn.
Về công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đối với hải sản tồn kho, Hà Tĩnh chưa chi trả được do không xác định được đơn giá (giá kê khai của người dân cao hơn mức giá ngày 30-10-2016); Quảng Bình đã chi trả 14,086 tỷ đồng; Quảng Trị 21,153 tỷ đồng; Thừa Thiên - Huế 1,442 tỷ đồng. Bộ NN-PTNT tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm chất lượng hải sản khai thác, nuôi trồng ở bốn tỉnh; tập trung lấy mẫu, xét nghiệm hải sản tầng đáy trong khu vực 20 hải lý trở vào bờ; công bố kịp thời và đầy đủ chất lượng hải sản an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo Bộ Tài chính, tổng số tiền Bộ đã cấp cho các địa phương là 4.230 tỷ đồng trên tổng số 4.680 tỷ đồng. Tính đến ngày 28-2, tổng số tiền các địa phương đã rút từ Kho bạc Nhà nước để thanh toán chi trả cho các đối tượng là 3.532,4 tỷ đồng, đạt 83,5%.
Từ tháng 9-2016 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tiếp tục chính sách thực hiện và cập nhật kết quả quan trắc chất lượng nước biển do Sở TN-MT bốn tỉnh thực hiện tại 19 bãi tắm trên địa bàn với tần suất 2 tuần/lần. Đến thời điểm 31-12-2016, kết quả quan trắc cho thấy, chất lượng nước biển tại các vị trí trên vẫn trong ngưỡng an toàn đối với khu vực bãi tắm, hoạt động thể thao dưới nước, giá trị của các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT.
Tại cuộc họp, các bộ, ngành, địa phương (BNĐP) đã nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân bốn tỉnh miền trung, đồng thời kiến nghị Chính phủ nhiều giải pháp để hoàn thành sớm công tác này theo đúng quy định, đạt hiệu quả cao với mục tiêu sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Phát biểu ý kiến kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh quan điểm việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ phải bảo đảm đúng các quy định hiện hành, trong đó ưu tiên hướng vào người dân trực tiếp bị thiệt hại. Phó Thủ tướng đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ, bồi thường.
Đề cập các nhiệm vụ thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các BNĐP tập trung thực hiện mục tiêu giải ngân tiền bồi thường, đền bù trong tháng 3, phấn đấu chậm nhất tháng 6 tới hoàn thành dứt điểm việc này. Phó Thủ tướng thông báo, Ban Chỉ đạo sẽ tổ chức bốn đoàn công tác liên ngành gồm Văn phòng Chính phủ, các Bộ NN-PTNT, Tài chính, Công thương trong tháng 3 này đi bốn tỉnh miền trung kiểm tra bồi thường và xử lý các vướng mắc, bảo đảm việc bồi thường, hỗ trợ chính xác, đúng thực tế, đúng đối tượng; lãnh đạo bốn tỉnh phải chịu trách nhiệm về việc này trước Chính phủ.
Sau khi bốn đoàn công tác kết thúc đợt kiểm tra, trên cơ sở báo cáo, Chính phủ tiếp tục xem xét thoả đáng về các hỗ trợ tiếp theo lồng ghép các chương trình, đề án sinh kế, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Các BNĐP tập trung hoàn thành chi trả tiền bồi thường đợt II thời gian tới đúng đối tượng.
Phó Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT tiếp tục điều động lực lượng Kiểm ngư tăng cường tuần tra, giám sát, vận động ngư dân không khai thác, đánh bắt hải sản tầng đáy từ 20 hải lý trở vào từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Các địa phương tiếp tục triển khai các công tác theo hướng dẫn của Bộ NN-PTNT trong việc khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản, làm muối…, bảo đảm phát triển sản xuất, đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.
Phó Thủ tướng đặc biệu lưu ý, công tác truyền thông phải gắn liền công tác dân vận, phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị, phản ánh khánh quan, đúng thực tế. Phó Thủ tướng lưu ý, khi có hiện tượng lạ về môi trường, các báo đài phải tham khảo các nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan chức năng trước khi thông tin.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hơp Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền đúng định hướng; việc tuyên truyền hiện nay tập trung vào tình hình đã ổn định với mục tiêu lấy quyền lợi của người dân là trên hết. Chính phủ kiên quyết không để xảy ra sai phạm trong quá trình này; kiên quyết xử lý các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng... nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp điều tra xử lý những đối tượng vu khống, những đối tượng phản động lợi dụng kích động tình hình, những đối tượng cơ hội chính trị cực đoan, lợi dụng tôn giáo để gây rối; vạch trần những luận điệu, thủ đoạn xuyên tạc, kích động. Các Bộ NN-PTNT, Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính.... cần chủ động triển khai tốt các đề án bảo đảm các chính sách về hỗ trợ tín dụng, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề... cho bà con để ổn định đời sống và sản xuất, phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bên cạnh việc chi trả tiền bồi thường thì hỗ trợ sinh kế cho người dân, tăng cường quan trắc môi trường là giải pháp lâu dài. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ TN-MT cần tập trung giám sát Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh tiếp tục chấp hành, khắc phục dứt điểm các lỗi liên quan môi trường, đồng thời ngoài việc bồi thường, Formosa cũng phải có trách nhiệm đối với xã hội, người dân trên địa bàn đầu tư.
Tỉnh Hà Tĩnh xử lý dứt điểm các tồn tại về quy hoạch dự án của Formosa, Bộ TN-MT phối hợp địa phương phải giám sát, bảo đảm an toàn tuyệt đối môi trường mới cho xả thải. Tiếp tục theo dõi môi trường biển, phát hiện kịp thời mọi sự cố. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng phối hợp các BNĐP làm tốt xây dựng phong trào nông thôn mới, quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn…
Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ khẩn cấp, tính đến ngày 31-12-2016, về hỗ trợ gạo, đã xuất cấp không thu tiền cho bốn tỉnh hơn 15.027,7 tấn; đã cấp kinh phí hỗ trợ ngư dân 59 tỷ đồng. Đối với việc chi trả tiền bồi thường, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp kinh phí đợt I là 3.000 tỷ đồng và đợt II là 1.680 tỷ đồng cho bốn tỉnh. Tính đến ngày 6-3, bốn tỉnh đã giải ngân 3.595,1 tỷ đồng trong tổng số 4.680 tỷ đồng tạm cấp, đạt tỷ lệ 76,8%. Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Tính đến ngày 31-1, tại bốn tỉnh, các ngân hàng đã hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho 7.470 khách hàng với tổng số 1.522 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với dư nợ được cơ cấu lại là 110,91 tỷ đồng cho 1.790 khách hàng; dư nợ được miễn, giảm lãi 897,6 tỷ đồng cho 570 khách hàng. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
TheoNhandan
(HBĐT) - Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh làm việc với Sở KH&CN. Độc đáo lễ hội Gầu Tào đồng bào Mông Pà Cò (Mai Châu). Công an Hòa Bình bắt đối tượng truy nã lẩn trốn tại nước ngoài. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 0,1% so với tháng trước. Xử phạt 23 cơ sở vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 107 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2017) và 1977 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Hoàng Thị Duyên, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh về vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội và các phong trào thi đua trong tổ chức Hội.
(HBĐT) - Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Lạc cho biết: Năm 2016, Hội LHPN huyện được Hội LHPN tỉnh chọn là đơn vị lá cờ đầu. Để đạt được kết quả này, Hội đã cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí thi đua phù hợp, tăng cường kiểm tra gắn liền với động viên, khen thưởng và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội.
(HBĐT) - Gắn bó với sông Đà đã hàng chục năm, đa số người dân làng vạn chài ở tổ 4, phường Tân Thịnh lấy năm 1979, khi công trình thế kỷ lấp sông đợt 1 để làm mốc hình thành làng chài ở thị xã Hòa Bình xưa và thành phố Hòa Bình ngày nay.
Tổng Bí thư: Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào
Sáng 6-3, tại Nhà Quốc hội, sau Lễ đón chính thức và tiến hành hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou đã thay mặt Quốc hội hai nước ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào.