(HBĐT) - “Bây giờ ở Mai Châu người ta không còn luẩn quẩn với tư duy nuôi con gì, trồng cây gì mà chuyển sang lối nghĩ mới là phát huy thế mạnh, hiệu quả của đồng đất thế nào; nuôi, trồng như thế nào để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững trong sản xuất”, đồng chí Hà Công Soan, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mai Châu chia sẻ.
Trong những năm qua công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân rộng các mô hình sản xuất; tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nhìn chung còn chậm. Quy mô sản xuất nông nghiệp òn nhỏ lẻ, diện tích manh mún. Việc áp dụng, đưa máy móc, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế. Tỷ lệ sử dụng giống mới, giống chất lượng cao còn thấp và chưa đồng đều giữa các vùng. Đáng nói là chất lượng hàng nông sản vẫn còn nhiều hạn chế. Mới chỉ sản xuất nông sản thô, chưa có thương hiệu. Đặc biệt, thiếu sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Do đó, giá trị nông sản còn bấp bênh; giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh thấp, thị trường tiêu thụ hạn chế, mới chỉ tập trung ở nội huyện nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
Từ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, người dân xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) đạt giá trị thu nhập hơn 152 triệu đồng/ha.
Ví như ở xóm Hải Sơn (xã Mai Hịch) vốn được xem là vùng sản xuất rau an toàn tập trung, có quy mô lớn nhất huyện. Tuy nhiên, theo ông Đặng Quang Thường, Trưởng xóm Hải Sơn, trước đây do thị trường tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn xã và một số xã lân cận nên việc mở rộng quy mô sản xuất gặp khó khăn. Đó cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng sản xuất manh mún và tư duy sản xuất cầm chừng. Thế nên cũng phải mất một thời gian dài Chi bộ, BQL xóm vừa làm, vừa tuyên truyền, động viên người dân chuyển đổi tư duy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây rau, màu có giá trị cao vào sản xuất ở diện tích sản xuất lúa 1 vụ bấp bênh; tập trung đẩy mạnh sản xuất rau màu vụ đông nâng cao giá trị thu nhập, nâng cao đời sống người dân.
Cũng giống như ở xóm Hải Sơn, người dân ở các xã, thị trấn trong toàn huyện Mai Châu từng có thời gian loay hoay với tư duy nuôi con gì, trồng cây gì. Do vậy, có thời điểm hệ số sử dụng đất của huyện đạt thấp. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm chuyển đổi... Tuy vậy, theo đồng chí Hà Công Soan, trước những khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, năm 2013, HĐND huyện đã ra Nghị quyết chuyên đề số 03-NQ/HĐND và mới đây nhất ngày 13/7/2016, Huyện uỷ Mai Châu đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với xây dựng NTM và phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Đây là những nghị quyết được xây dựng từ thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở các nghị quyết này, UBND huyện đã xây dựng, triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện gắn với xây dựng NTM và phát triển du lịch. Theo đó, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất, làm tốt công tác dự báo tình hình, phòng trừ sâu bệnh. Đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Nhờ vậy, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của huyện có sự thay đổi mạnh mẽ.
Theo đồng chí Vì Văn Dấng, Trạm trưởng trạm KNKL huyện, hiện nay, hầu hết các xã trong toàn huyện đã cấy bằng các loại giống ngắn ngày. Trong đó, cơ cấu lúa lai chiếm khoảng 25% diện tích gieo cấy, còn lại 75% giống lúa thuần, lúa chất lượng cao nên đã góp phần tăng năng suất lúa, hạn chế dịch hại. Cùng với đó, toàn huyện chuyển đổi trên 40 ha đất trồng lúa và màu kém hiệu qủa sang trồng các loại rau, màu có giá trị kinh tế cao như mô hình trồng gấc ở xã Bao La, trồng bí xanh ở xã Mai Hạ; trồng lạc, ngô ở xã Nà Phòn...
Về cây ăn quả, huyện cũng đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn thực hiện mô hình cải tạo vườn tạp như ghép mắt cây nhãn tại xã Xăm Khoè, Mai Hịch với diện tích khoảng 10 ha; diện tích cây có múi (cam, quýt, bưởi) tiếp tục được mở rộng bằng các loại giống có năng suất, chất lượng cao tại các xã Tân Sơn, Đồng Bảng, Thung Khe, Tân Mai, Tân Dân với tổng diện tích 42 ha; mô hình trồng tỏi ở 2 xã Pù Bin, Noong Luông với diện tích 13,5 ha; mô na dai ở xã Nà Mèo với diện tích 7 ha.
Trong chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì ổn định và có xu hướng tăng. Đàn gia súc, gia cầm được huyện chú trọng cải tạo bằng các loại giống có chất lượng cao.
Từ việc thay đổi tư duy, tổ chức lại sản xuất, trong đó lấy iệc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện chính là nền tảng cốt lõi để huyện Mai Châu thực hiện thành công các nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Sáng 9/5, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Tân Lạc về kết quả thực hiện công tác dạy nghề năm 2016, nhiệm vụ năm 2017 và công tác giáo dục thường xuyên (GDTX) năm học 2016- 2017 của Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp huyện Tân Lạc. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT.
Việc Ban Chấp hành T.Ư Đảng quyết định kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến bày tỏ sự tin tưởng vào quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
Chiều 8-5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Bộ trưởng Phủ Tổng thống Ma-đa-ga-xca phụ trách Nông nghiệp và Chăn nuôi R.Ri-vô đang thăm làm việc tại Việt Nam. Theo TTXVN, tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển trong quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Ma-đa-ga-xca; khẳng định, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Ma-đa-ga-xca trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại và đầu tư; đề nghị Ma-đa-ga-xca tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư về nông nghiệp và sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - Cuối mỗi tháng, Chi bộ Văn phòng Huyện ủy Cao Phong tổ chức sinh hoạt định kỳ. Theo bí thư chi bộ Nguyễn Thị Thanh Thủy, bí thư trực tiếp dự kiến nội dung, chương trình sinh hoạt, tiếp đến họp chi ủy để thảo luận, thống nhất và phân công nhiệm vụ cụ thể. Khi tiến hành họp, thực hiện đúng 9 bước theo hướng dẫn của Ban Tổ chức T.Ư.
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Trung ương Đảng về ngày làm việc thứ ba, 7/5, của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường để xem xét và thi hành kỷ luật cán bộ. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, điều hành phiên họp.
Trong Đông Xuân 1953 - 1954, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ đã luôn nắm chắc tình thế của địch trên chiến trường cả về quân sự lẫn chính trị, để đưa ra những phương hướng, chủ trương tác chiến xuất sắc nhất, đánh bại quân địch hoàn toàn sau 56 ngày đêm. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một kỳ tích trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Trong Đông Xuân 1953 - 1954, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch Điện Biên Phủ đã luôn nắm chắc tình thế của địch trên chiến trường cả về quân sự lẫn chính trị, để đưa ra những phương hướng, chủ trương tác chiến xuất sắc nhất, đánh bại quân địch hoàn toàn sau 56 ngày đêm.