(HBĐT) - Phong cách Hồ Chí Minh và công tác xây dựng Đảng (XDĐ) có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ với nhau. Học tập và làm theo (TH<) phong cách Hồ Chí Minh cũng có nghĩa là chúng ta đang thực hiện công tác XDĐ thiết thực nhất, khoa học nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xã lấn biển Nam Cường, Tiền Hải, Thái Bình, tháng 3/1962.
Nếu phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể nhất quán có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động; là giá trị cốt lõi về tính nhân văn trong tư tưởng, đạo đức của Người thì công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chứa đựng sâu sắc những chuẩn mực giá trị về đạo đức, văn minh của một Đảng cầm quyền; trở thành những nguyên tắc trong mỗi hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm và sinh hoạt hằng ngày của mỗi CB, ĐV, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Từ đó, giúp cho CB, ĐV ngày càng có phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị, tư duy khoa học, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Đại hội lần thứ XII của Đảng khi đặt yêu cầu tập trung thực hiện mục tiêu: “XDĐ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” đã nhấn mạnh: Tiếp tục đẩy mạnh việc HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm. Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII cũng nêu rõ: “Đẩy mạnh việc HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần XDĐ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. Theo đó, NQT.ư 4 (khóa XII) cũng đặt ra yêu cầu: “Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị”.
Như vậy, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng, đạo đức nói chung và phong cách Hồ Chí Minh nói riêng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Xét về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh thì không nằm ngoài những phẩm chất, tiêu chí trong công tác XDĐ hiện nay mà NQT.ư 4 (khóa XII) đề ra.
Những điểm nổi bật trong phong cách của Hồ Chí Minh được thể hiện trên các bình diện lớn là: 1) Phong cách về tư duy, trước hết là tư duy về phép biện chứng duy vật, xuất phát từ thực tiễn để trở lại biến đổi thực tiễn với những đặc trưng, như phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại; phong cách tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo; phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình trong mọi hoạt động. 2) Phong cách làm việc, được thể hiện trước hết ở phong cách lãnh đạo; làm việc khoa học và luôn đổi mới, sáng tạo. 3) Phong cách diễn đạt, thể hiện ở cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực; diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng có lượng thông tin cao; diễn đạt sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh, sự ví von, so sánh cụ thể; diễn đạt luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng. 4) Phong cách ứng xử, thể hiện ở sự khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp; chân tình, nồng hậu, tự nhiên; linh hoạt, chủ động, biến hóa. 5) Phong cách sống, thể hiện ở sự cần, kiệm, liêm, chính; sống hài hòa, kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa Đông - Tây; đồng thời, tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên.
Những nội dung căn bản ấy đã hợp thành phong cách độc đáo về tư tưởng, đạo đức của Người, trở thành tài sản tinh thần vô giá của Đảng và của nhân dân ta. Đối chiếu với nội dung công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay được thể hiện trong NQT.ư 4 (khóa XII), nhất là với 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, cho thấy không một biểu hiện nào không nằm trong những cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Và cũng không một biểu hiện nào mà Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhắc nhở CB, ĐV và Đảng ta, nhất là đối với những vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh trong nội bộ Đảng, chính quyền và trong xã hội.
Để vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào thực hiện NQT.ư 4(khóa XII) cần thực hiện một số điểm sau:
Một là, không ngừng học tập để nhận thức sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của phong cách Hồ Chí Minh, làm cho phong cách của Người thật sự thấm sâu vào công tác cán bộ, trở thành nền tảng tinh thần để mọi CB, ĐV vận dụng sáng tạo vào công tác được giao…
Hai là, bám sát nội dung phong cách Hồ Chí Minh, bám sát những giá trị cốt lõi trong phong cách của Người được thể hiện sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hoá kỳ diệu trong hoạt động hằng ngày để vận dụng vào đời sống, công tác và ứng xử xã hội. Đó là: Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hoá, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương... Từ đó, cụ thể hóa và xác định những yêu cầu cơ bản về phong cách làm việc của từng loại công việc, từng đối tượng cán bộ cho phù hợp, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc.
Ba là, từ nội dung phong cách Hồ Chí Minh, soi rọi vào những việc làm hiện nay của mỗi CB, ĐV; soi rọi vào những biểu hiện suy thoái mà NQT.ư 4 đã nhận diện, vừa để “sửa mình”, “sửa đổi lối làm việc”, chống lại các quan điểm sai trái, thù địch nhằm hạ thấp tư tưởng Hồ Chí Minh…
Bốn là, đưa việc HT< phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình hành động thực hiện NQ của Đảng và của cấp ủy, phải trở thành nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị; gắn với việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH và hội nhập quốc tế. Lấy kết quả vận dụng phong cách Hồ Chí Minh trong công tác làm một trong những tiêu chuẩn đánh giá CB, ĐV và tổ chức Đảng hằng năm.
Trích theo Tạp chí Xây dựng Đảng
Giá trị các giải thưởng năm nay được tăng lên. Các tác phẩm báo chí tham dự xét trao giải được đăng, phát kể từ ngày 1/11/2016 - 31/10/2017
(HBĐT) - Sáng 19/5, Đoàn đại biểu lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thuỷ điện Hoà Bình, nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Người (19/5/1890- 19/5/2017). Đoàn gồm các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Thường trực HĐND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh và thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Trong không khí tháng 5 đầy cảm xúc, chúng tôi về xóm Cóc Lẫm, xã Kim Truy gặp ông Bùi Văn Thông - người vinh dự được gặp Bác cách đây 53 năm. Năm nay gần 90 tuổi, ông vẫn nhớ như in từng lời nói, cử chỉ của Bác.
(HBĐT) - Trong công cuộc xây dựng XHCN với bao khó khăn của buổi ban đầu, ngày 19/10/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm tỉnh Hòa Bình. Tại trường Cán bộ HTX nông nghiệp của tỉnh ở Bến Ngọc (Kỳ Sơn), Người gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, bộ đội và nhân dân. Đây là lần đầu tiên Người chính thức về thăm tỉnh Hòa Bình.
Bùi Văn Tỉnh Ủy Viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ.
HBĐT) - Để tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa triển khai thực hiện Chỉ thị như:
(HBĐT) - Chúng tôi có mặt tại buổi khai trương phòng trưng bày chuyên đề "Chủ Tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình” của Bảo tàng tỉnh vào những ngày cả nước đang có nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại 19/5 và tròn 70 năm ngày Bác lần đầu tiên về thăm tỉnh Hòa Bình (1947- 2017).Đây chính là một hoạt động có ý nghĩa to lớn để tri ân và tưởng nhớ công ơn to lớn cùng những điều dạy bảo quý báu của Ngườiđối với tỉnh ta.