Các đại biểu Quốc hội tỉnh ta tham gia đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tổ chiều 26/5 Huy động nguồn lực xây dựng tuyến đường sắt hiện đại Mở đầu
phiên họp buổi sáng, các đại biểu QH nghe đại diện Ủy ban Thường vụ QH báo
cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Ðường sắt (sửa đổi). Báo cáo
cho biết, sau kỳ họp thứ hai, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo Ủy ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường phối hợp Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên
cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật
Ðường sắt (sửa đổi). Sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, dự thảo luật trình QH tại kỳ
họp thứ ba gồm có 10 chương, 90 điều, giảm năm điều so với Dự thảo luật trình
QH tại kỳ họp thứ hai.
Thảo luận
về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Ðường sắt (sửa đổi),
đề cập vấn đề đường sắt tốc độ cao (ÐSTÐC) được nêu trong dự thảo luật (tại
chương VIII), đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) cho rằng, không nên kết
cấu thành một chương riêng về ÐSTÐC như trong dự thảo luật. Nếu thể hiện tinh
thần Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Ðảng về xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp vào
năm 2020, mà đưa ÐSTÐC thành một chương trong dự thảo luật là chưa sát thực
tế của đất nước thời điểm này. ÐSTÐC ở nước ta mới chỉ đang được ưu tiên
nghiên cứu, nếu có đủ điều kiện, Chính phủ mới xây dựng dự án... Theo đại
biểu, vấn đề ÐSTÐC nên ghép vào một số điều của các chương 1, 2, 3, 5 trong
dự thảo luật là đủ, đây là cơ sở để Chính phủ xây dựng dự án sau này.
Về vấn đề
này, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Ðịnh) cho rằng, ÐSTÐC quy định thành một
chương riêng như trong dự thảo luật là phù hợp. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự
thảo luật lại chưa đưa ra được giải pháp huy động các nguồn lực để xây dựng
ÐSTÐC. Với mức nợ công như hiện nay, Chính phủ rất khó huy động nguồn lực vào
xây dựng ÐSTÐC, nhưng cũng không nên phụ thuộc vốn vay nước ngoài để triển
khai xây dựng ÐSTÐC, vì dễ gặp rủi ro... Ðể có tuyến ÐSTÐC qua 21 tỉnh, thành
phố trong cả nước, phải xây dựng hai 21 sân ga hiện đại, và cơ sở hạ tầng,
dịch vụ đi kèm cần nguồn vốn rất lớn... Do vậy thời gian tới, Chính phủ cần
huy động các nguồn vốn trong nước, lựa chọn công nghệ phù hợp, giá cả hợp lý.
Ðề cập
huy động nguồn lực đầu tư xây dựng ngành đường sắt, đại biểu Nguyễn Văn
Chương (TP Hồ Chí Minh) và một số đại biểu khác cho rằng, thời gian tới,
Chính phủ cần quyết tâm xây dựng ngành đường sắt, tuyến đường sắt hiện đại.
Theo các đại biểu, việc xây dựng ngành đường sắt, tuyến đường sắt hiện đại
không chỉ phù hợp thực tế đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà
còn có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng. Cùng với đó, Chính phủ
cần có bước đột phá về cơ chế pháp lý, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này; có giải pháp thiết thực để
huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, xã hội
hóa, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
đường sắt. Ðồng thời, có cơ chế, chính sách thiết thực trong mua sắm máy móc,
thiết bị, đào tạo nhân lực phát triển ngành đường sắt, tuyến đường sắt hiện
đại.
Tại phiên
làm việc, Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa đã báo cáo, làm rõ
một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của đại biểu QH.
Nâng
cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo
Buổi
chiều, thảo luận tổ về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), nhiều ý kiến đại biểu cơ
bản nhất trí với những nội dung nêu trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp
luật của QH. Theo đó, nhất trí về sự cần thiết sửa đổi luật nhằm khắc phục
những hạn chế, bất cập thời gian qua, đồng thời cụ thể hóa những quy định mới
của Hiến pháp về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, góp phần thực
hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Ðảng về tăng cường và nâng cao
hiệu quả công tác giải quyết tố cáo trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều đại
biểu quan tâm nội dung về tố cáo nặc danh (đơn tố cáo không ghi họ tên, địa
chỉ người tố cáo) đề cập trong dự thảo luật, tán thành không quy định về giải
quyết đối với đơn tố cáo nặc danh. Theo các đại biểu, tố cáo là quyền của
công dân, để thực hiện quyền thì công dân phải nhân danh chính mình tham gia
vào quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu cố tình tố cáo sai sự
thật. Các đại biểu: Phan Ðình Trạc, Trần Văn Mão (Nghệ An), Trần Thị Huyền
Trân (Trà Vinh) và một số đại biểu khác nêu, nếu quy định tiếp nhận và giải
quyết đối với đơn tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm
quyền trong việc xác minh, xử lý thông tin giải quyết tố cáo, gây tốn kém chi
phí của Nhà nước, dễ xảy ra tình trạng lợi dụng quy định để tố cáo tràn lan,
sai sự thật... Theo số liệu báo cáo trong Tờ trình của Chính phủ, trong những
năm qua, các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố
cáo có danh. Trong đó, 59,3% là tố cáo sai và 28,3% tố cáo có đúng, có sai.
Vì vậy, nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho
các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, trường hợp lợi dụng quyền để tố cáo nặc danh
sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người
tố cáo. Do đó, dự thảo luật chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.
Tuy
nhiên, một số đại biểu cho rằng, cần quy định rõ trường hợp tuy là đơn tố cáo
nặc danh nhưng có gửi kèm theo chứng cứ, nội dung rõ ràng (như các tài liệu,
vật chứng, ảnh, đoạn băng ghi hình, ghi âm…) thì cơ quan, người có thẩm quyền
phải tổ chức xác minh, xử lý nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật.
Về dự án
Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến về nhiệm
vụ, quyền hạn của một số bộ, ngành. Việc quy định nhiều cơ quan cùng là đầu
mối quản lý nợ công như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành
chính và sẽ không khắc phục được các hạn chế đang diễn ra trên thực tế, dẫn
đến tình trạng quản lý phân tán, phối hợp thiếu chặt chẽ... Ðại biểu Võ Thị
Như Hoa (Ðà Nẵng) đề nghị, có chế tài mạnh trong vấn đề giám sát, quản lý nợ
công; trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp đơn vị vay lại không có
khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay không hiệu quả. Do đó cần quy định rõ trách
nhiệm, chế tài, biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân liên quan và trách
nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng vốn vay khi xảy ra sai phạm,
sử dụng vốn vay không hiệu quả...
|
||||
|
TheoNhandan