Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: DUY LINH
Tạo điều
kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo
Tờ trình dự
án Luật Tố cáo (sửa đổi) nêu rõ, Luật Tố cáo hiện hành có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-7-2012 đã tạo hành lang pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo, giúp
các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành
vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, qua hơn bốn năm triển khai thực hiện cho thấy,
Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Đó là nguyên tắc xác định thẩm quyền
giải quyết trong nhiều trường hợp còn gặp vướng mắc như: khi người bị tố cáo đã
chuyển công tác, bị mất chức, cho thôi việc, bị thôi việc, về hưu nhưng bị tố
cáo lúc đương nhiệm hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tại thời điểm họ giữ
chức vụ thấp nhưng hiện tại giữ chức vụ cao hơn; tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; tố cáo mà nội
dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, tổ chức; tố cáo cơ quan, tổ
chức. Luật hiện hành chưa quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo của thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ của người có chức danh, chức vụ trong doanh nghiệp nhà
nước... Những hạn chế, bất cập này dẫn đến tình trạng làm giảm hiệu lực, hiệu
quả công tác giải quyết tố cáo, trật tự, kỷ cương pháp luật, vì vậy cần phải
sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo nhằm khắc phục tình trạng nêu trên.
Dự thảo
Luật Tố cáo (sửa đổi) tiếp tục kế thừa quy định của Luật hiện hành về phạm vi
điều chỉnh, trong đó quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hai nhóm
hành vi vi phạm pháp luật: tố cáo hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn quy định
về vấn đề bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo; khen
thưởng và xử lý hành vi vi phạm.
Thẩm tra dự
án Luật, Ủy ban Pháp luật của QH đề nghị ban soạn thảo cần lưu ý việc sửa đổi,
bổ sung các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo cần đặt trong bối cảnh thực
hiện cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân thực hiện quyền tố cáo; làm rõ sự
phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết tố cáo; một số nội dung
mới được bổ sung như về điều kiện, cơ chế bảo vệ người tố cáo cần có sự đánh
giá tác động cụ thể và sâu sắc hơn nữa, xác định rõ cơ quan chủ trì trong việc
bảo vệ người tố cáo, cơ sở vật chất các điều kiện bảo đảm phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội của nước ta và bảo đảm tính khả thi. Ban soạn thảo tiếp tục rà
soát các quy định của Luật này và một số luật có liên quan nhằm bảo đảm tính
thống nhất của hệ thống pháp luật (như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng,
chống tham nhũng, Luật Giao dịch điện tử, Luật Cán bộ, công chức…).
Phòng,
chống tham nhũng, lãng phí đối với tài sản công
Thảo luận
về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước (sửa đổi), nhiều ý kiến quan tâm việc chống tham nhũng, lãng phí đối
với tài sản công. Các đại biểu: Lê Anh Tuấn (Hà Tĩnh), Phạm Văn Tuân (Thái
Bình) và một số đại biểu khác cho rằng, đề nghị phân loại, quy định rõ ràng, cụ
thể về tài sản công để tránh sự xung đột giữa các quy định của pháp luật và các
luật chuyên ngành khác về tài sản công, nhất là Điều 36 của Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, Ban soạn thảo cần phân tích rõ tài sản công phục vụ sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp có bao gồm tài sản góp vốn vào doanh nghiệp hay không?
Bên cạnh đó, việc sử dụng tài sản công vào các hoạt động liên doanh, liên kết
sẽ được thực hiện như thế nào trong thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp. Có đại biểu đề nghị không nên quy định việc cho thuê, liên doanh, liên
kết đối với tài sản công ở đơn vị sự nghiệp công lập để tránh thất thoát tài
sản nhà nước. Một số ý kiến cho rằng, việc cho phép khai thác tài sản công chưa
sử dụng hết công năng tại các đơn vị sự nghiệp sẽ dẫn tới việc tiếp tục đầu tư
lãng phí, dư thừa công năng, thậm chí là lạm dụng, tùy tiện trong việc sử dụng
tài sản công. Có đại biểu đề nghị, Ban Soạn thảo cần nghiên cứu kỹ và rà soát
cụ thể về phân loại tài sản công, đồng thời cần bổ sung số điện thoại đẹp, biển
số xe ô-tô, xe máy đẹp, quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở dữ liệu… vào phạm vi tài
sản công.
Đại biểu
Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) và một số đại biểu cho rằng, cần bổ sung và quy định cụ
thể hơn những hành vi bị cấm trong việc sử dụng tài sản công để bảo đảm chặt
chẽ, minh bạch trong sử dụng. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể việc tiếp nhận
các tài sản cho, tặng ngay trong Luật, vì thực tế hiện nay một số cơ quan, đơn
vị sử dụng các tài sản cho, tặng (xe ô-tô) không đúng tiêu chuẩn, định mức được
quy định, dẫn đến việc phải trả lại các tài sản này cho các tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, việc đầu tư để xây dựng trụ sở làm việc cần được tiếp cận theo hướng,
các trụ sở sẽ trở thành khu hành chính tập trung. Được như vậy, sẽ tiết kiệm
được nhiều loại chi phí, nhất là sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giảm gây phiền hà,
vất vả cho nhân dân khi có việc cần giải quyết tại các cơ quan hành chính nhà
nước.
Có ý kiến
đề nghị cần có quy định cụ thể về chế độ quản lý, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa,
chế độ tài chính, nghĩa vụ đối với Nhà nước, thẩm quyền cho phép và quy định cụ
thể tài sản công được phép khai thác... để tránh tạo kẽ hở trong việc lợi dụng
chính sách.
Sau phần
thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trao đổi, giải trình thêm
những nội dung được các đại biểu QH quan tâm, đồng thời cho biết: Để bảo đảm
tính thống nhất của luật này trong hệ thống pháp luật, cơ quan soạn thảo đã
tiến hành rà soát gần 90 bộ luật, luật về dân sự, kinh tế, trong đó có 50 bộ
luật và luật liên quan quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Ban soạn thảo và cơ
quan thẩm tra sẽ tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu QH để tiếp tục nghiên
cứu, hoàn chỉnh Luật.
Tạo
thuận lợi để ngành du lịch phát triển
Buổi chiều,
các đại biểu QH làm việc tại hội trường, nghe đại diện Ủy ban TVQH Báo cáo giải
trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Du lịch (sửa đổi) và thảo luận về một số
nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật nêu trên.
Thảo luận
về vấn đề đô thị du lịch (ĐTDL) được nêu trong dự thảo Luật (tại mục 2, chương
IV), đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) và một số đại biểu cho rằng, không cần
thiết phải quy định ĐTDL vào trong dự thảo. Theo các đại biểu, 10 năm qua, nước
ta mới có một địa phương được công nhận là ĐTDL. Trong khi đó, ĐTDL lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, nếu chỉ cần một tên gọi, một danh hiệu, để làm phong
phú du lịch của một địa phương, hoặc một đơn vị, thì quy định ĐTDL nên giao cho
Hiệp hội du lịch tôn vinh. Để xây dựng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nếu
xác định một ĐTDL thì nơi ấy phải là trung tâm kết nối vùng, miền, là đầu tàu
trong phát triển kinh tế - xã hội... Hơn nữa, nếu đã quy định ĐTDL trong dự
thảo Luật, thì phải quy định về định hướng phát triển của từng khu du lịch,
nguồn vốn tập trung vào đó như thế nào…
Về vấn đề
này, đại biểu Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) và một số đại biểu cho rằng, quy định
ĐTDL trong dự thảo luật là phù hợp, vì hiện nay nước ta đang cần có các ĐTDL,
không phải một, hai mà hình thành một chuỗi ĐTDL, là mô hình đặc trưng của du
lịch Việt Nam. Thực tế, ở nước ta đã có các ĐTDL, như: TP Huế, Đà Lạt, Nha
Trang, Hạ Long; nếu không quy định ĐTDL, thì những ĐTDL nêu trên vẫn phát
triển, song Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sẽ bị động trong việc đưa ra các
chủ trương, quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch. Trong khi đó, Nghị quyết
08 của Bộ Chính trị đã xác định phương hướng xây dựng ngành du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Nước ta có tiềm năng về du lịch rất lớn, nhưng thực tế
thời gian qua, sức cạnh tranh của ngành du lịch không cao… Do vậy, dự thảo Luật
quy định ĐTDL là phù hợp với thực tiễn, là khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho
công tác quản lý, mở đường cho phát triển du lịch ở các địa phương, cũng như
phát triển ngành du lịch thời gian tới bền vững hơn... Tuy nhiên, theo các đại
biểu, dự thảo Luật cần làm rõ thêm về ĐTDL, trách nhiệm của cơ quan chức năng,
chính quyền về ĐTDL. Nếu luật không quy định cụ thể thì ĐTDL không khác gì với
nơi du lịch thông thường… Đề cập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (mục 2, chương
VII dự thảo Luật), đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Cạn) và một số đại biểu
cho rằng, việc thành lập quỹ để tạo nguồn lực phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, tại khoản 3, điều 71 của dự thảo Luật quy định về
nguồn quỹ là chưa thật sự rõ ràng. Vì du lịch mang tính xã hội hóa cao, cho nên
cần quy định huy động nguồn quỹ rõ ràng hơn… Về vấn đề này, đại biểu Phạm Đình
Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, thực hiện Luật Du lịch hiện hành, việc thành
lập quỹ phát triển du lịch từ nguồn ngân sách hỗ trợ ban đầu của Nhà nước và
hằng năm qua các lệ phí và đóng góp của doanh nghiệp, nhưng 10 năm qua, nhiều
nơi vẫn chưa lập được quỹ….
Tại phiên
làm việc, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã báo cáo,
làm rõ một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của đại biểu QH đã nêu trong dự án
Luật Du lịch (sửa đổi). Đồng thời cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu, tiếp tục
nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung vào dự thảo Luật cho phù hợp thực tế.
Dư luận nhân dân và cử
tri rất đồng tình đối với chủ trương triển khai kiểm tra, giám sát việc kê
khai tài sản của cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao. Bởi trên thực tế hiện nay,
các quy định về kê khai tài sản còn hình thức, dẫn đến một số người kê khai
không trung thực, chưa chính xác. Việc kiểm tra, giám sát kê khai tài sản sẽ
giúp các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý những cán bộ kê khai không trung
thực. Đồng thời xem xét các quy định hiện hành về kê khai tài sản đã hợp lý
hay chưa, qua đó siết chặt hơn nữa các quy định này để việc kê khai, công
khai tài sản không còn là hình thức, góp phần quan trọng phòng, chống tham
nhũng có hiệu quả cao...
Đại biểu NGUYỄN THÁI
HỌC (Phú Yên)
|
Tôi thống nhất việc quy
định: Sử dụng tài sản nhà nước nhưng chưa hết công suất thì được cho thuê,
kinh doanh dịch vụ liên kết, liên doanh. Điều này góp phần hạn chế lãng phí
nguồn lực tài sản công trong quá trình phát triển đất nước. Nhưng tôi chưa
yên tâm với các nội dung trong dự thảo luật đã nêu vì các quy định vẫn còn
chung chung, thiếu tính cụ thể, còn nhiều lỗ hổng về pháp lý có thể dẫn tới
Nhà nước thất thu từ việc khai thác, thậm chí còn dẫn đến thất thoát tài sản
công. Do đó, ban soạn thảo cần phối hợp chặt chẽ các cơ quan thẩm tra để quy
định chặt chẽ hơn bằng các cơ chế, chế tài cụ thể...
Đại biểu NGUYỄN TẠO (Lâm
Đồng)
|
Dự thảo Luật Du lịch
(sửa đổi) quy định các doanh nghiệp du lịch phải ký quỹ, nhằm bảo đảm trách
nhiệm của doanh nghiệp với khách du lịch. Song trên thực tế, việc ký quỹ làm
cho doanh nghiệp phải sử dụng một khoản tiền để "đóng băng”… Do vậy, quy định
nêu trên là không cần thiết. Vì đây là mối quan hệ, trách nhiệm giữa công ty
lữ hành với khách du lịch.
Đại biểu VŨ THỊ
NGUYỆT (Hưng Yên)
|
TheoNhandan