(HBĐT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc, nhà văn hóa lớn và là một nhà báo vĩ đại. Từ thực tiễn sinh động của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh am hiểu sâu sắc hoạt động báo chí, coi báo chí là một thứ vũ khí cách mạng sắc bén và đã sử dụng báo chí một cách tài tình để tuyên truyền cách mạng, vận động nhân dân tham gia sự nghiệp cách mạng. Với khoảng 3.000 bài báo, hơn 174 bút danh đề cập toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng và đời sống xã hội, Người đã để lại một di sản báo chí quý báu, kết đọng lại thành các giá trị bền vững, mang tầm vóc văn hóa dưới một nhãn hiệu riêng đúng nhất với bản chất của di sản - Văn hóa báo chí Hồ Chí Minh!


Những năm qua, hoạt động báo chí của tỉnh đã góp phần đắc lực thúc đẩy phát triển KT-XH; giữ vững QP-AN của tỉnh. ảnh: Các đồng chí lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, trao đổi, động viên cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong tỉnh nhân dịp Xuân Đinh Dậu.

ảnh: P.V

 Báo chí là một bộ phậncủa sự nghiệp cách mạng

Trong sự nghiệp hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Người không tách rời hoạt động báo chí. Người làm báo là để làm cách mạng và để làm cách mạng, Người đã trở thành một nhà báo. Các tác phẩm báo chí của Người có nội dung vô cùng sâu sắc và hết sức mẫu mực về hình thức thể hiện, tạo nên một phong cách độc đáo - phong cách báo chí Hồ Chí Minh. Theo Người, báo chí là công cụ đấu tranh giai cấp, là vũ khí đấu tranh cách mạng. Tính tư tưởng cách mạng của báo chí quyết định chất lượng, tác dụng của báo chí. Để bảo đảm tính tư tưởng, tính đảng của báo chí thì trong đó phải thể hiện được tính chiến đấu, tính giáo dục và tính quần chúng của báo chí.

Báo chí phải biểu thị rõ ràng sự nhiệt tình ủng hộ hay phản đối một quan điểm, một vấn đề, một sự kiện chính trị, KT-XH nào đó khi trong xã hội còn đấu tranh giai cấp. Xã hội và cùng với nó là so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng luôn thay đổi, đòi hỏi Đảng phải tùy thuộc hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để đưa ra các nhiệm vụ cho báo chí cách mạng. Muốn hoàn thành những nhiệm vụ của mình, báo chí cách mạng phải có những nguyên tắc chỉ đạo nhất quán của nó. Nguyên tắc đó là gì? Bác khẳng định: Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng. Người chỉ rõ: "Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài. Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết phục vụ nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng”.

Bảo vệ quyền và các giá trị làm người

Phong cách báo chí Hồ Chí Minh là sự tổng hòa những đặc điểm độc đáo, sinh động và giàu tính thẩm mỹ về tư tưởng, đạo đức, về đề tài, thể loại, kết cấu và văn phong cũng như các hình thức thể hiện trong các tác phẩm. Cơ sở tư tưởng của phong cách báo chí Hồ Chí Minh là: Vì những quyền con người cơ bản và các giá trị làm người. Đấy cũng là mục đích, là nội dung khái quát các tác phẩm báo chí của Bác Hồ.

Đề tài các tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh rất đa dạng. Thể loại báo chí của Bác rất phong phú. Bác vận dụng mọi hình thức thể loại để biểu đạt nội dung nhằm mục đích: Giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần chúng. Từ các bài nói, bài viết, bài thơ, các bức thư (đăng báo) cho đến các thể tài tin, bài, phóng sự, ký sự, bút ký hay tùy bút được Bác dùng xen kẽ, kết hợp với nhau, tuy Bác không ghi là "phóng sự”, "ký sự”, "bút ký” hay "tùy bút” dưới nhan đề bài viết của mình. Kết cấu bài viết của Bác chặt chẽ, gọn gàng. Nhiều bài viết của Bác chỉ có hai phần: Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Ngay trong phần đặt vấn đề, cũng đã có ý giải quyết vấn đề, nhưng ý tứ rất rõ ràng, mạch lạc. Mỗi phần trong một bài, Bác chỉ nêu một, hai ý lớn; mỗi ý được diễn đạt bằng một, hai câu hoặc đoạn văn ngắn gọn…

Khơi nguồn dòng chảy văn hóa báo chí Việt Nam

Dòng chảy báo chí Hồ Chí Minh là dòng chảy từ chính cuộc đời nhân văn cao cả đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại của Người. Hồ Chí Minh làm báo, viết báo để phục vụ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và nhân loại. Trong cuộc đấu tranh đó, có cuộc đấu tranh chống cái xấu, cái sai, cái ác ở mỗi con người ở trong Đảng, trong tổ chức, trong dân tộc để xây dựng cái thiện, cái đúng, cái tiến bộ, biểu dương cái tốt, người tốt, việc tốt.

Báo chí thể hiện tâm nguyện và đức độ của Bác như một tấm gương trong cho đồng bào và chiến sĩ noi theo, cho dân tộc và nhân loại noi theo. Khi đất nước đã giành được độc lập, Đảng đã cầm quyền, Bác sớm phát hiện ngay những căn bệnh cố hữu, được hình thành như một quy luật trong những người có chức, có quyền, đó là bệnh làm "quan cách mạng”, quan liêu, hủ hóa, tham ô, lãng phí, kéo bè kéo cánh, cục bộ địa phương, lười học, ăn trên ngồi trước, thiếu trung thực, báo cáo hay, làm thì dở, xu nịnh, a dua… Người viết các bài báo về sửa đổi lối làm việc và các bài cần, kiệm, liêm, chính, đạo đức cách mạng. Người phê phán, thậm chí lên án các căn bệnh ấy, coi đó là một thứ giặc nội xâm, một kẻ thù của Đảng, của dân tộc.

Mang một tầm vóc vĩ đại, lớn lao, nhà báo Hồ Chí Minh hàm chứa trong bản thân mình những giá trị làm người cốt lõi, sâu sắc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong tác phẩm Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, đã viết: "Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức đồng thời là nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn. Suốt cuộc đời Hồ Chí Minh là cả một cuộc chiến đấu trên mặt trận văn hóa, báo chí với một văn phong đa dạng nhiều sắc thái mà nổi bật lên tính quần chúng, cách suy nghĩ và biểu đạt dân gian, dễ hiểu, đi sâu vang vọng trong lòng người, gợi mở những tư tưởng lớn lao, thúc đẩy những việc làm tốt đẹp, bằng những lời lẽ giản dị giàu hình tượng, nói lên được điều lớn lao bằng những dòng chữ nhỏ…”.

Ý chí chiến đấu mạnh mẽ và cái TÂM rộng lớn, sâu sắc của Bác cũng là điều cần nhất cho bất kỳ một nhà báo nào khi cầm bút.

 

                                                                     Trích theo Nhân dân cuối tuần

Các tin khác


Quyết định thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 6/6/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 905/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Trung tâm Hành chính công (sau đây gọi tắt là Trung tâm) trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi

Tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIV, ngày 8-6, các đại biểu QH làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; thảo luận dự án Luật Thủy lợi và việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt Nhóm nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV

Chiều 8-6, tại Trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt thân mật Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, khóa XIV. Tham dự cuộc gặp mặt có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, cùng nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan T.Ư.

Tập trung hoàn thiện kiến thức cho thí sinh thông qua các kì thi thử

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 6 nắng như đổ lửa, chúng tôi có mặt tại trường THPT Kỳ Sơn khi nhà trường đang tiến hành đợt thi thử thứ 2, cũng là đợt thi thử cuối cùng trước khi bước vào kỳ thi chính thức.


Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng các loại hình báo chí, phục vụ tốt yêu cầu phát triển của tỉnh


(HBĐT) - Đó là nội dung chính trong buổi làm việc tại Báo Hòa Bình của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy vào sáng 8/6. Tham dự có lãnh đạo một số Sở, Ban, ngành của tỉnh.

Quyết định tạm đình chỉ 3 cán bộ, công chức để phục vụ việc làm rõ sự cố ý khoa nghiêm trọng tại BVĐK tỉnh


(HBĐT)- Ngày 8/6, Giám đốc Sở Y tế đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với 3 cán bộ, công chức thuộc BVĐK tỉnh để phục vụ việc làm rõ sự cố y khoa nghiêm trọng tại BVĐK tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục