Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải trình về vốn đầu tư công sáng 15-6. Bộ còn
nể nang, chưa cương quyết trong thực hiện Luật Đầu tư công
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tiếp tục trả lời chất vấn sáng 15-6.
Trả lời
đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) về giao vốn chậm khiến sử dụng
không hiệu quả vốn đầu tư công hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết,
trong thời gian trước đây, do quản lý hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ nên
hiệu quả quản lý vốn đầu tư chưa được bảo đảm.
Để khắc
phục, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, tạo cơ sở pháp lý để giảm đi
những đầu tư dàn trải với những quy trình chặt chẽ hơn, từ lựa chọn dự án để
phê duyệt đến kiểm soát các dự án, tránh dàn trải, nợ đọng trong xây dựng cơ
bản.
Tuy
nhiên, thực tế thực hiện Luật này cũng rất khó, vì có những dự án bố trí được
tập trung do nhu cầu đầu tư phát triển của từng ngành, từng địa phương trong
5 năm rất lớn, trong khi khả năng thu xếp vốn thấp hơn. Điều này dẫn tới việc
phân bổ của các bộ, ngành và địa phương do nhu cầu phát triển nên bố trí chưa
được tập trung.
Về việc
giao vốn hằng năm và 5 năm, Luật Đầu tư công đã quy định rõ, các quy trình
sẽ được thiết kế nhiều hơn, chặt chẽ hơn. Do vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí
Dũng, "việc thực hiện các thủ tục mới theo Luật của các bộ, ngành, địa phương
còn lúng túng trong thời gian đầu”.
Ngoài ra,
việc hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa kịp thời, còn chậm và có nhiều
cách hiểu khác nhau. Từ nhu cầu lớn và khả năng thu xếp, khả năng cân đối vốn
hạn chế và mất cân đối. Do vậy, việc co kéo cũng như điều chỉnh các phương án
khác nhau dẫn đến việc giao vốn chậm hơn so với thực tế, từ đó ảnh hưởng đến
vấn đề giải ngân chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án.
Bộ trưởng
Nguyễn Chí Dũng "xin nhận trách nhiệm chưa cương quyết, còn nể nang trong
việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định của
Luật Đầu tư công cũng như các Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính
phủ”.
Trả lời
chất vấn của đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên - ảnh dưới) về
tình trạng yếu kém trong công tác quản lý đầu tư công, ông Nguyễn Chí Dũng
cho biết Bộ có phần trách nhiệm khi việc quản lý còn hạn chế và gây ra sự
lãng phí trong thời gian qua.
"Chúng
tôi có hai trách nhiệm đối với vấn đề này. Đó là việc tham mưu cơ chế chính
sách chưa đưa ra đầy đủ, và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát phát hiện
các trường hợp thất thoát chưa tốt. Vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư
công đã được khắc phục một phần nhờ các luật và nghị định hướng dẫn mới,
nhưng chưa triệt đề và vẫn còn nhiều bất cập”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa
nhận.
Trong
phần tranh luận, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) và Nguyễn Văn
Thể (Phú Thọ) đều cho rằng Luật Đầu tư công đang bộc lộ nhiều vấn đề về mặt
phân cấp, phân quyền, đi ngược lại với mục tiêu của Chính phủ.
Trả lời
phần tranh luận này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tinh thần của luật
không đi ngược lại mục tiêu của Chính phủ với chuyện phân cấp cho các địa
phương. Theo Bộ trưởng, các dự án đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách cần được
thẩm định và xác định nguồn một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng lãng phí,
thất thoát như trước đây. Còn những dự án sử dụng nguồn vốn của các địa
phương vẫn hoàn toàn do các địa phương tự quyết định.
Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ: Giải ngân chậm khiến kinh tế tăng trưởng không đạt
kế hoạch
Trưa nay,
sau phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ
cũng đã giải trình trước Quốc hội về giải ngân, phân bổ vốn đầu tư công, Phó
Thủ tướng Vương Đình Huệ thừa nhận, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2016
và 5 tháng đầu năm nay tuy cao hơn cùng kỳ nhưng còn chậm, không phân bổ hết
dự toán.
"Chúng
ta có tiền mà không tiêu hết được. Điều này có phần trách nhiệm của Chính
phủ, là một trong những nguyên nhân làm tăng trưởng kinh tế không đạt kế
hoạch, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chính phủ nhận trách nhiệm trước Quốc hội
để làm tốt hơn thời gian tới", Phó Thủ tướng thừa nhận.
Chậm giải
ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và
chủ quan, nhưng do nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Các bộ,
ngành đang mất nhiều thời gian rà soát ưu tiên để cắt giảm, nên làm chậm thời
gian giải ngân. Mục tiêu của Luật Đầu tư công là tránh thất thoát, dàn trải
nhưng cũng nhiều quy định thủ tục còn cải trở việc giải ngân.
Về khách
quan, Phó Thủ tướng đồng ý với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư về việc còn nhiều
lúng túng từ khâu ban hành văn bản cho đến khâu thực hiện luật Đầu tư công.
Việc xây dựng và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn là việc chưa có
tiền lệ nên chưa có kinh nghiệm.
Mặc dù kế
hoạch Quốc hội phê duyệt cuối năm 2016 theo Nghị quyết 66 là 2 triệu tỷ đồng
nhưng phải cắt giảm 200 nghìn tỷ so với phương án này. Vì vậy, các bộ ngành,
địa phương mất rất nhiều thời gian để rà soát, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để
cắt giảm, làm giảm tiến độ giải ngân.
Phó Thủ
tướng cũng thừa nhận ý kiến của các đại biểu cho rằng Luật Đầu tư công và các
quy định mới có tiến bộ là tránh thất thoát, dàn trải nhưng bên cạnh đó nhiều
quy định mang tính thủ tục làm cản trở việc giải ngân.
Về nguyên
nhân chủ quan, Phó Thủ tướng thẳn thắn thừa nhận Chính phủ và bộ, ngành chậm
trong việc rà soát phát hiện để sửa đổi kịp thời những bất hợp lý trong các
văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công.
Ông cũng
cho hay: Các bộ, ngành giằng xé nhiều lựa chọn, việc nào cũng muốn nên việc
cắt giảm rất khó khăn. Phó thủ tướng cũng nhìn nhận phân công, phân cấp ủy
quyền cho địa phương chưa quyết liệt.
"Còn
tình trạng thích ôm việc của các bộ, ngành. Một số bộ thấy việc gì cũng quan
trọng, việc gì cũng to để Bộ làm. Việc phân cấp cho địa phương chưa quyết
liệt, không thể biện minh hay chối cãi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra,
một bộ phận cán bộ còn nhũng nhiễu, chưa được các bộ xử lý nghiêm...
Để đẩy
nhanh tiến độ hiệu quả đầu tư công, Phó Thủ tướng cho rằng, Thủ tướng, Chính
phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt như: yêu cầu bộ, ngành địa phương tiếp tục
đấu thầu xây dựng, tăng cường phân cấp hơn nữa; đẩy nhanh công tác giải phóng
mặt bằng; rà soát bất cập trong văn bản pháp luật hướng dẫn; xử lý cán bộ
tham mưu các cấp làm chậm giải ngân, gây thất thoát. "Chính phủ mong
Quốc hội quan tâm, giám sát thường xuyên", Phó Thủ tướng đề nghị.
|
Ngày 13-6, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về chất lượng đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67, sau khi tổ tư vấn thẩm định có báo cáo kết luận trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cam kết các cơ quan Bộ và cá nhân Bộ trưởng sẽ chịu trách nhiệm nếu phần sai thuộc về mình.