Già làng, người có uy tín (NCUT) có vai trò lớn trong vùng đồng bào dân tộc tiểu số (DTTS), đặc biệt là công tác vận động, đoàn kết cộng đồng, đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống. Là tỉnh miền núi, đồng bào DTTS chiếm 74,14%, Hòa Bình coi việc phát huy vai trò của NCUT là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị (HTCT) ở cơ sở, ổn định và phát triển KT-XH, QP-AN.



 

Ông Bùi Văn Tiến, NCUT ở xóm Nước, xã Quy Mỹ (Tân Lạc) tiên phong hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn và vận động nhân dân làm theo.

Bài 1: Những hạt nhân kết nối cộng đồng

 Già làng, NCUT là những người tiêu biểu, có ảnh hưởng trong dòng họ, một khu vực hoặc một vùng. Họ am hiểu văn hóa, phong tục, tập quán dân tộc, được đồng bào tín nhiệm, suy tôn một cách tự nguyện hoặc bằng sự ràng buộc của phong tục. Họ là lực lượng quần chúng đặc biệt, những hạt nhân kết nối cộng đồng.

Hòa Bình có trên 83 vạn dân, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 63%, dân tộc Thái 4%, dân tộc Tày 2,9%, dân tộc Dao 1,9%, dân tộc Mông 0,7%, còn lại là các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có văn hóa, phong tục, tập quán, tiếng nói riêng. Ngoài người Mường chiếm đa số ở hầu khắp các huyện, đồng bào DTTS chủ yếu sống theo làng, bản ở vùng sâu, xa, cao.

Bản Nhạp, xã Đồng Chum (Đà Bắc) liền kề Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, cách trung tâm xã 8 km, trung tâm huyện gần 70 km. Lâm tặc từng kéo đến phá rừng và xúi giục dân bản chặt cây. Không đành lòng nhìn máu rừng chảy, già làng Xa Văn Thế đã đề nghị tổ chức họp chi bộ, họp dân để cứu rừng. Vừa tuyên truyền tại cuộc họp, già vừa đến tận hộ giải thích tác hại của phá rừng và vận động đồng bào không làm theo kẻ xấu. Già đề nghị lập quy ước cấm lên rừng chặt gỗ. Gia đình đảng viên, cán bộ xóm phải gương mẫu ký vào biên bản thực hiện để dân làm theo. Ai vi phạm sẽ bị đề nghị xử lý. Vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, lời già như mạch nguồn thấm vào từng người dân. Hơn 1.400 ha rừng với hàng trăm ha rừng già được bảo vệ nghiêm ngặt. Gia đình già Thế tiên phong nhận bảo vệ 22 ha rừng nghiến già. Đến nay, mô hình "Dòng họ Xa tự quản” được nhân rộng tới các dòng họ Xa trong và ngoài tỉnh.

 Dẹp xong nạn phá rừng, già Thế lại trăn trở về sự học của con cháu trong bản. Nhiều đứa khám sức khỏe đạt loại A nhưng vẫn không được đi bộ đội vì chỉ học cấp 1. Năm 2001, già đã cuốc bộ xuống huyện xin mở lớp bổ túc cấp 2 tại bản. Để làm gương, già nhận làm lớp trưởng và cùng ngồi học với bọn trẻ tuổi con, cháu, chắt. Có lần già đi tập huấn mấy ngày ở huyện, chúng tưởng già bỏ học cũng bỏ theo làm già phải đi vận động lại. Cuối cùng 116 học sinh của lớp cũng tốt nghiệp, riêng già nhận bằng ở tuổi 75. Già vui lắm vì học sinh cùng lớp tiến bộ, nhiều người là cán bộ xã, xóm, rồi còn học lên đại học. Đám trẻ trong bản nay đi học không phải giục nữa. Ở tuổi 86, già vẫn là hạt nhân đoàn kết của bản Nhạp.

 Chủ tịch UBND xã Đồng Chum Xa Văn Tươi cho rằng: Với 776 hộ, 3.400 nhân khẩu, 85% dân số trong xã là dân tộc Tày, tâm lý người dân vùng cao là nói suông không ai nghe. Bản thân và gia đình NCUT như Xa Văn Thế, Xa Văn Bụn… vừa phát triển kinh tế khá, gương mẫu mọi mặt, vừa tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi, trong cuộc họp bản, tổ tự quản hay lúc các nhà đã lên đèn. Những mâu thuẫn, xung đột được hóa giải, nghị quyết đi vào cuộc sống, an ninh nông thôn được giữ vững… Họ là những hạt nhân, chỗ dựa của cấp ủy, chính quyền trong vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, giữ gìn khối đoàn kết toàn dân, củng cố HTCT ở cơ sở.

 Đối với 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), nơi gần 99% dân tộc Mông được biết đến là điểm "nóng” ma túy tuyến Tây Bắc. BTV Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 03 giải quyết tình hình phức tạp ma túy tại đây. Trong đó, chú trọng phát huy vai trò của già làng, NCUT. Ai cũng nhớ cuộc vây bắt nghẹt thở đối tượng truy nã Vàng A Khua tại xã Hang Kia ngày 5/2/2010. Hắn dùng súng AK bắn trả lực lượng công an làm 3 đồng chí hi sinh. Một số đối tượng trong xã quá khích đập phá xe ô tô của lực lượng. Trước tình hình phức tạp, nhận định tầm quan trọng của già làng, NCUT lúc này, ông Vàng A Tình đã được vận động để tuyên truyền cho con cháu, anh em họ hàng trong bản. Sau một thời gian ngắn, tình hình phức tạp được giải quyết, ANTT tại xã ổn định.

 Già làng, NCUT ở 2 xã trên đã tiên phong thực hiện Đề án 1081 về giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Vận động, thuyết phục 16 đối tượng truy nã về tội vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma tuý ra đầu thú. Phối hợp với cấp uỷ, chính quyền ngặn chặn "đạo lạ”. Ngày 30/5/2017, Giàng A Ký, trú tại xã Hang Kia sau khi đi làm thuê tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La về dẫn theo 2 người Mông khác, đến đêm đã cùng đốt bàn thờ tổ tiên của gia đình để đi theo đạo "Vàng Chứ”. Nhờ công tác vận động, đến ngày 8/6/2017, Ký đã trở về nhà lập lại bàn thờ, nhận lỗi với gia đình và hứa sẽ từ bỏ đạo "Vàng Chứ”.

 "NCUT đã tích cực vận động gia đình, anh em họ hàng, đồng bào trong thôn bản thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật; cung cấp nhiều thông tin liên quan đến ANTT; xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình tự quản trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phòng ngừa, đấu tranh với các luận điệu tuyên truyền thù địch, các hoạt động móc nối, lô kéo, phát triển đạo trái phép, đặc biệt là luận điệu tuyên truyền thành lập "Vương quốc Mông”, "Xứ Thái tự trị”, trốn sang Lào theo Phỉ. Qua đó, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm, làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.” -Thượng tá Hà Công Dựa, Phó trưởng phòng PA88 (Công an tỉnh) nhận xét.

 Thời gian qua, có những việc mà cấp ủy, chính quyền các cấp vào cuộc trong thời gian dài nhưng chưa dứt điểm, nhờ sự góp sức của NCUT đã được giải quyết như việc tranh chấp đất đai, mâu thuẫn giữa các nhóm dân tộc, xóa bỏ hủ tục, vận động con cháu không vi phạm pháp luật… NCUT đã tham gia vận động giải quyết tốt các vụ việc phức tạp như: vụ tranh chấp đất đai giữa xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) và An Lạc (Lạc Thủy); vụ cản trở thi công Trung tâm thực hành PCCC tại xã Hòa Sơn (Lương Sơn); vụ giáo dân xứ đạo Mường Cắt, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép tại 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội); việc người dân tộc Dao bản Hạ Sơn, xã Tú Sơn (Kim Bôi) xuất cảnh lao động "chui” ồ ạt sang Trung Quốc…

Để thấy rõ thêm vai trò của già làng, NCUT, chúng tôi đến xóm Nước, xã Quy Mỹ (Tân Lạc) gặp NCUT Bùi Văn Tiến đúng lúc ông đang quét dọn vệ sinh trên con đường nông thôn mới. Có được con đường thoáng rộng này lúc đầu cũng không suôn sẻ khi một số hộ cố tình dây dưa. "Xóm có 102 hộ,trên 95% đồng bào dân tộc Mường. Có chủ trương rồi nhưng khi về đến làng vẫn phải làm cuộc vận động nữa. Muốn vậy, gia đình mình phải làm trước, tiên phong chặt cây, phá bỏ tường rào dài 20m, rộng 2m. Sau đó, bàn bạc với tổ hòa giải đến gặp riêng những hộ "gai góc”. Sống cùng họ sớm tối, nói lời hay lẽ phải rồi họ cũng làm theo”. Những việc khác như lập lại hành lang giao thông, giữ vệ sinh môi trường, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chống tảo hôn… ông Tiến là hạt nhân tham gia tích cực.

 Đốivới xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) nơi có 320 hộ với trên 90% dân là người Mường, thầy mo, NCUT Bùi Văn Hung luôn được bà con tín nhiệm, nghe theo. Thầy bộc bạch: "Tân Lạc là vùng Mường cổ. Mình là thầy mo nhưng là tín ngưỡng dân tộc, động viên tinh thần đồng bào thôi chứ không phải mê tín dị đoan. Tôi chỉ làm vía, làm mát nhà, không cúng thay thầy thuốc mà vận động người ốm nên đi khám, điều trị. Áng mo của dân tộc Mường rất quý, tỉnh đang tiến hành các bước trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, nên tôi đã ghi lại để truyền cho con cháu.”

Đồng chí Bùi Văn Hiển, Bí thư chi bộ xóm Bu, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) khẳng định: Năm 2015, chi bộ xóm Bu được thành lập với 5 đảng viên, trong đó 2 đồng chí được bồi dưỡng từ cơ sở là nhờ công lớn của NCUT. Họ đã tuyên truyền, vận động xây dựng các tổ chức đoàn thể làm cơ sở tạo nguồn để xóa xóm "trắng” đảng viên.

 Hằng năm, cộng đồng các DTTS trong tỉnh đã tôn vinh, bầu chọn trên 1.600 người NCUT, năm 2017 có 1.667 người. Trong đó, 166 già làng, 26 trưởng họ, 199 trưởng bản, 325 cán bộ nghỉ hưu, 3 sư sãi và chức sắc tôn giáo, 144 bí thư chi bộ, 40 người sản xuất kinh doanh giỏi, 65 thầy mo và thầy cúng, 9 nhà giáo, thầy thuốc, nhân sĩ và thành phần khác 690 người. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnhghi nhận: Vớitiếng nói, tâm huyết của mình, già làng, NCUT là những hạt nhân kết nối cộng đồng, phát huy sức mạnh dân tộc, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng đến với đồng bào.

 Bằng uy tín của mình, NCUT trên địa bàn tỉnh còn đoàn kết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội. Trong phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, họ luôn đi đầu và là những tấm gương. Trong xây dựng HTCT ở cơ sở và khối đoàn kết toàn dân tộc, NCUT thực sự là cầu nối chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của đồng bào đến các cấp chính quyền, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân các dân tộc với Đảng, Nhà nước. Với vốn hiểu biết phong tục, tập quán, NCUT có vai trò quan trọng trong giữ gìn bản sắc văn hóa, xóa bỏ hủ tục, mê tín dị đoan.

 

Với sự góp sức của NCUT, tình hình KT-XH vùng đồng bào DTTS miền núi trên địa bàn tỉnh có bước phát triển toàn diện. GDP bình quân đầu người đạt 36,5 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo còn 20,38%. Đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào DTTS được cải thiện rõ rệt. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng và củng cố; nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt được quan tâm giải quyết; hệ thống chính trị được củng cố một bước. Thực tế cho thấy, chủ trương, chính sách của Đảng có đi vào cuộc sống hay không phụ thuộc nhiều vào cơ sở. Chủ trương, chính sách "ở trên” đúng nhưng không được thực hiện "ở dưới” thôn, bản sẽ không đem lại hiệu quả. Trong đó, già làng, NCUT có vai trò là trung tâm đoàn kết, cầu nối ý Đảng - lòng dân, đưa chủ trương, chính sách của Đảng đi vào cuộc sống.

 Bài 2: Hướng đi đúng nhưng còn những khó khăn, hạn chế, bất cập.

                                                                          Cẩm Lệ

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục