(HBĐT) - Ngày 3/7/2017, Hội đồng khen thưởng - kỷ luật, Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình đã công bố hình thức kỷ luật "khiển trách” đối với 4 CB,CC thuộc Khoa Nội - Nhi - Lây do uống bia tại phòng làm việc của cơ quan vào chiều 27/6/2017. Ngoài ra, Khoa Nội - Nhi - Lây còn bị cắt thi đua tháng 7/2017. Theo bác sỹ Phạm Kỳ Sơn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình thì "đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 29 của BTV Tỉnh ủy”.


Quyết định kỷ luật này đã nhận được sự đồng tình của cán bộ, nhân dân. Thực tế là trước khi có Chỉ thị số 29, vi phạm này sẽ chỉ dừng lại ở mức "nhắc nhở”.

Củng cố hình ảnh người cán bộ "vì dân”

Nêu cao ý thức trách nhiệm của người cán bộ với phương châm "vì dân” – đó là yêu cầu xuyên suốt, bao trùm Chỉ thị số 29. Cấp xã, phường, thị trấn chính là nơi tiếp nhận, giải quyết đa số các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân như khai sinh, khai tử, chuyển khẩu, xác nhận lý lịch, đất đai…

2h chiều, chúng tôi có mặt ở UBND xã Trung Thành (huyện Đà Bắc). Tại bộ phận "Một cửa”, cán bộ địa chính, LĐ-TB&XH, tư pháp đều đã có mặt đầy đủ, sẵn sàng giải quyết các thủ tục cho người dân. Vừa hoàn thiện xong thủ tục khai sinh cho cháu, bà Xa Thị Thảo (xóm Sổ, xã Trung Thành) phấn khởi cho biết: Trước đây chủ yếu cán bộ chỉ làm việc buổi sáng thôi, buổi chiều đi làm muộn hoặc không đến. Có hôm đến làm việc, cán bộ còn say rượu, mặt đỏ phừng phừng. Người dân phải chờ, đi lại nhiều lần, mất công, mất thời gian. Nhưng giờ khác rồi, cứ ngày làm việc đến là có cán bộ tiếp dân. Người dân được hướng dẫn thủ tục nhanh gọn, đơn giản.

Kết thúc câu chuyện với chúng tôi, người phụ nữ dân tộc Tày chất phác nở nụ cười hài lòng. Chỉ thị số 29 đã thực sự đi vào cuộc sống và để lại dấu ấn bắt đầu từ những nụ cười hài lòng của người dân như thế.

Vấn đề hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước luôn là đề tài "nóng” trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, diễn đàn từ Trung ương đến địa phương. Đây cũng là nội dung số 1 được Chỉ thị số 29 nhấn mạnh cần tập trung triển khai. Đồng chí Xa Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Trung Thành (Đà Bắc) khẳng định: Là một xã vùng cao của huyện Đà Bắc, chất lượng cũng như vấn đề chấp hành kỷ luật làm việc của đội ngũ CB, CC, VC còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị số 29, xã đã từng bước bảo đảm trang thiết bị phương tiện và điều kiện làm việc phù hợp cho cán bộ. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc của cơ quan. Xã tích cực thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về sử dụng thời giờ làm việc, về kỷ luật lao động; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ đó, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ có nhiều chuyển biến tích cực. Tác phong, lề lối làm việc được cải thiện; chuẩn mực từ trang phục, lời nói, thái độ khi tiếp dân. Tiến độ giải quyết công việc đảm bảo, hạn chế tối đa việc đi muộn về sớm, được nhân dân đồng tình ủng hộ.


Chỉ thị số 29-CT/TU đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính. Ánh: Cán bộ xã vùng cao Trung Thành (Đà Bắc) thực hiện tốt việc tiếp dân, giải quyết các thủ tục hành chính.

Đặc biệt, một trong những điểm "nhấn” của Chỉ thị số 29 đó chính là vấn đề uống rượu, bia. Theo khảo sát của phóng viên, vào buổi trưa, các quán sá, nhà hàng khu vực trung tâm các huyện đều khá vắng lặng. Hoàn toàn không còn tình trạng ăn uống hò reo ầm ĩ như trước đây. Cùng với đó là việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được tổ chức nghiêm túc theo hướng văn minh, gọn nhẹ.

Trao đổi về những chuyển biến tích cực này, đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư TT Huyện ủy Lạc Thủy khẳng định: Thực hiện Chỉ thị số 29, tình trạng uống rượu, bia vào buổi sáng, buổi trưa, trong giờ hành chính của các ngày làm việc; trước và trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã giảm hẳn. Việc sử dụng rượu, bia trong các hội nghị cơ bản được hạn chế tối đa, ở cấp cơ sở đã giảm đáng kể. CB, CC, VC có ý thức hơn trong việc không hút thuốc lá nơi công cộng, một số đã bỏ hẳn thuốc lá sau khi có Chỉ thị. Văn hóa công sở và văn hóa giao tiếp của CB, CC, VC được nâng lên, từng bước củng cố hình ảnh người cán bộ. Tình trạng tổ chức lễ cưới vào giờ hành chính, ngày làm việc và đi dự lễ cưới trong giờ hành chính giảm rõ rệt. Nhiều đám cưới cán bộ đã hạn chế khách mời.

Việc tang được tổ chức gọn nhẹ, nghi lễ phúng viếng đơn giản, đảm bảo đúng phong tục, không ăn uống linh đình. Việc chôn cất thực hiện phù hợp với quy ước, hương ước khu dân cư và phong tục tập quán. Ngày càng có nhiều gia đình đưa thi hài đi hỏa táng, đảm bảo vệ sinh môi trường, văn minh. Nhiều hủ tục như lăn đường, yểm bùa, rắc tiền…giảm đáng kể.

Việc tổ chức lễ hội diễn ra văn minh, tiết kiệm, bài trừ mê tín dị đoan…

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí – dấu ấn đặc biệt của Chỉ thị số 29

Trên địa bàn tỉnh ta, tháng 8 là tháng có nhiều ngày lễ và ngày truyền thống các ngành nhất trong năm với 12 ngành. Trong đó có nhiều ngành lớn như: Công an, GTVT, LĐ-TB&XH, Nội vụ…Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 8, các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đã nhận được hàng loạt công văn về việc "Không tổ chức tiếp khách nhân ngày truyền thống” của các sở, ngành này.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH -TT&DL cho biết: Ngày 28/8/2017 là kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa - thông tin. Tuy nhiên, thực hiện Chỉ thị số 29 – CT/TU của BTV Tỉnh ủy "về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa công sở” nên ngày 21/8/2017, Sở đã có Văn bản số 102 gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và phòng VH-TT, trung tâm VH-TT các huyện, thành phố về việc không tổ chức tiếp khách chúc mừng nhân kỷ niệm ngày truyền thống của ngành. Đây là việc làm thiết thực để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, không phô trương hình thức.

Theo số liệu thống kê sơ bộ, một năm có ngày truyền thống của khoảng 40 ngành, chưa kể lễ kỷ niệm của các huyện. Như vậy, trung bình mỗi cơ quan, đơn vị, huyện, thành phố sẽ phải chi phí khoảng 20 – 40 triệu đồng tiền mua lẵng hoa chúc mừng ngày kỷ niệm của riêng các ngành. Chưa kể chi phí xăng xe, đi lại, ăn uống, nhất là của các huyện xa như Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy…Đặc biệt là lãng phí thời gian của lãnh đạo, cán bộ các sở, ngành, địa phương khi mất quá nhiều thời gian cho nghi lễ xã giao này. Bản thân mỗi ngành kỷ niệm cũng tốn kém chi phí cho trang phục, hội trường, văn nghệ, ăn uống, quà tặng…lên đến hàng trăm triệu đồng. Do đó, khi Chỉ thị ra đời với nội dung quy định rất rõ "chỉ tổ chức ngày truyền thống 10 năm một lần” đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân dân.

Ngoài ra, Tỉnh ủy đã chỉ đạo và yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc việc đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và hình thức khen cao phải kết hợp tổ chức cùng với lễ kỷ niệm, ngày thành lập, ngày truyền thống hoặc hội nghị sơ kết, tổng kết. Các hoạt động diễn ra ngắn gọn, thiết thực, mang tính tuyên truyền, giáo dục cao. Việc tổ chức hội nghị bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, thành phần tham dự gọn nhẹ; nội dung họp thực sự cần thiết. Đặc biệt, 3 năm qua, tỉnh đã tăng cường tổ chức họp bằng hình thức trực tuyến để tiết kiệm chi phí cho các địa phương. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định về chế độ làm việc, chế độ chi tiêu nội bộ, việc quản lý tài chính tài sản và chế độ sử dụng xe ô tô… Đồng thời, tăng cường quản lý việc cử CB, CC, VC đi nghiên cứu, học tập ở trong nước, ngoài nước bảo đảm đúng quy định, đối tượng, chống lãng phí.

Nhìn lại 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TU, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Chỉ thị số 29 đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong toàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của CB, CC, VC và người lao động, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương đã nâng cao ý thức trách nhiệm nêu gương trong thực hiện nhiệm vụ. Khắc phục được những hạn chế trong CCHC, trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện quy chế làm việc, chế độ hội họp và xây dựng văn hóa công sở của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương ngày càng đi vào nề nếp, tác phong làm việc của CB,CC,VC được cải tiến hơn, nếp sống văn minh, văn hóa công sở được cải thiện. Cấp ủy, UBKT các cấp đã chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành Chỉ thị số 29 để kịp thời điều chỉnh, xử lý nghiêm, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, xây dựng hình ảnh người cán bộ "vì dân”.

(Còn nữa)

Bài 3: Chỉ thị số 29 đứng trước kỳ vọng tạo nên sự thay đổi thực sự về ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ

 

Dương Liễu

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục