(HBĐT) - Tỉnh ta có điều kiện tiểu khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để canh tác. Có cơ chế khuyến khích sản xuất và mở rộng quy mô. Có môi trường thuận lợi để tiếp cận các quy trình thực hành nông nghiệp tốt. Đặc biệt, sản phẩm luôn có lợi thế cạnh tranh cao khi đưa ra thị trường... Mặc dù đã có nền tảng vững chắc như vậy để phát triển nhưng đến nay, sản xuất rau an toàn (RAT) của tỉnh không những chưa thực hiện được bước đột phá mà còn "dậm chân tại chỗ”, thậm chí còn có bước thụt lùi đáng tiếc so với thời điểm 3 - 4 năm trước đây.



Các sản phẩm rau an toàn của HTX rau an toàn Quyết Chiến (Tân Lạc) được người tiêu dùng đánh giá cao vì có chất lượng tốt, được chứng nhận đảm bảo ATTP và có thể truy xuất nguồn gốc khi cung ứng ra thị trường.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT về kết quả áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên diện tích canh tác rau của tỉnh: Năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 30 ha sản xuất RAT tập trung của HTX nông nghiệp Dân Chủ, thành phố Hòa Bình được chứng nhận đủ điều kiện ATTP; 25 ha liên kết sản xuất bí xanh tại huyện Yên Thủy được chứng nhận đảm bảo quy trình sản xuất RAT; 3,9 ha sản xuất rau hữu cơ (tại huyện Lương Sơn) được chứng nhận GPS; 20 ha trồng su su lấy ngọn của HTX RAT Quyết Chiến, huyện Tân Lạc được chứng nhận đảm bảo quy trình sản xuất RAT, trong đó 9,9 ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Như vậy, tại thời điểm này, toàn tỉnh đã có 78,9 ha sản xuất rau các loại được áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt. Đây là kết quả thể hiện bước phát triển đáng ghi nhận so với những năm 2013 trở về trước. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, con số này giảm còn 26,59 ha, bao gồm 10,05 ha của liên nhóm hữu cơ Lương Sơn được chứng nhận ATTP và GPS; 11,5 ha của HTX nông nghiệp Dân Chủ được chứng nhận ATTP; 4,5 ha của HTX RAT Quyết Chiến được chứng nhận ATTP; còn lại là diện tích được chứng nhận VietGAP của hai doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là Công ty CP nấm và dược liệu thiên nhiên (0,04 ha) và Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP (0,5 ha).

Bên cạnh "bước lùi” đáng tiếc về diện tích canh tác rau được chứng nhận áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, năng suất và sản lượng rau cũng "dậm chân tại chỗ” sau 4 năm: Năm 2014, tổng diện tích rau các loại 11.054 ha, năng suất 136,1 tạ/ha, sản lượng 150.485 tấn. Đến 2017, diện tích tăng nhẹ lên mức 12.139 ha, năng suất giảm nhẹ 135,5 tạ/ha, sản lượng đạt 164.583 tấn.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT: Hiện nay, tuy diện tích gieo trồng rau hàng năm của tỉnh trên 11 ngàn ha nhưng trong đó, diện tích sản xuất đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP, GPS và VietGAP còn khiêm tốn. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế của các cơ sở được cấp chứng nhận chưa bền vững, hầu hết các mô hình RAT đều dựa vào sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước hay các chương trình, dự án để duy trì hoạt động mà chưa hoạch định được hướng đi lâu dài, độc lập. Đây được xem là "nút thắt” quan trọng làm tắc nghẽn sự phát triển của sản xuất RAT.

Đồng chí Phùng Thị Lan, Chủ tịch Hội Nông dân huyện kiêm Trưởng liên nhóm nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn cho biết: Hiện nay, Lương Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh đã xây dựng được và duy trì khá hiệu quả mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ với sản phẩm mũi nhọn là RAT áp dụng hệ thống PGS. Đây là hệ thống giám sát có sự tham gia của tổ chức cộng đồng, giúp liên kết các hộ sản xuất quy mô nhỏ tiếp cận quy trình sản xuất rau an toàn và bền vững, từ đó cung ứng ra thị trường những sản phẩm RAT đảm bảo chất lượng ATTP. Được thành lập từ tháng 3/2009, đến nay, liên nhóm nông nghiệp hữu cơ huyện Lương Sơn có 16 nhóm sản xuất, hoạt động lồng ghép trong tổ chức Hội Nông dân huyện và chịu sự giám sát của Hội. Hàng năm, sản lượng rau hữu cơ PGS được tiêu thụ thông qua các hợp đồng đạt khoảng 60-80 tấn, chưa kể một phần sản lượng không nhỏ được cung ứng cho thị trường bán lẻ trong và ngoài huyện. Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, liên nhóm đã được tạo môi trường thuận lợi để phát triển và có những hoạt động đúng hướng, mang lại hiệu quả bước đầu đáng ghi nhận. Nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những điểm hạn chế như quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ canh tác RAT chưa cao, khó tạo thành vùng chuyên canh để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chưa khai thác được các thị trường mang tính chuyên nghiệp và bền vững...

Đó cũng chính là những điểm hạn chế đang chi phối hiệu quả sản xuất RAT của toàn tỉnh hiện nay. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT về kết quả sản xuất RAT 5 năm trở lại đây (2013 – 2017), có 5 "nút thắt” cần được tháo gỡ để tạo bước đột phá cho sản xuất RAT thời gian tới, bao gồm: Mở rộng diện tích canh tác để đáp ứng yêu cầu về sản xuất hàng hóa tập trung; nâng cao trình độ canh tác của người sản xuất đồng thời thay đổi phương thức sản xuất để áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp sạch; tạo liên kết trong sản xuất và tiêu thụ gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; đầu tư nguồn lực và cơ sở hạ tầng để đáp ứng các yêu cầu về canh tác rau ứng dụng công nghệ cao; áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất tạo thành các sản phẩm có giá trị thương phẩm và lợi thế cạnh tranh cao khi đưa ra thị trường. Chắc chắn khi tháo gỡ được những "nút thắt” quan trọng này, sự phát triển của RAT sẽ tạo thành giá trị cốt lõi góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Thu Trang


Các tin khác


Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 28/11, tại UBND xã Cao Dương, Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bạch Thị Hương Thủy, Trưởng phòng TCCB Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế đã tiếp xúc với cử tri xã Cao Thắng và Cao Dương của huyện Lương Sơn. Cùng tham dự có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo UB MTTQ Việt Nam tỉnh và một số sở, ngành; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn và 106 cử tri 2 xã.

UBND tỉnh họp thường kỳ cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

(HBĐT)- Sáng 28/11, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh cho ý kiến về các nội dung quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh.

Huyện Yên Thủy gắn thực hiện Chỉ thị số 05 vào công tác dân vận

(HBĐT) - Trong các bài viết, bài nói về công tác dân vận, Bác Hồ luôn nhấn mạnh: "Tất cả các cán bộ chính quyền, tất cả các cán bộ đoàn thể, tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận”. Thực hiện lời dạy của Bác, mỗi cán bộ làm công tác dân vận huyện Yên Thủy luôn gắn việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong công việc thực tiễn góp phần hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên các lĩnh vực chính trị, phát triển KT-XH, văn hóa, QP-AN của huyện.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đại diện doanh nghiệp Singapore đầu tư tại Việt Nam

Sáng 27-11 (giờ Singapore), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đại diện các doanh nghiệp Singapore đầu tư tại Việt Nam tới chào nhân dịp Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Singapore theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan Gin.

Tổng thống CH Ba Lan A.Ðu-đa thăm cấp nhà nước tới Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Ðại Quang, Tổng thống CH Ba Lan A.Ðu-đa và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Ba Lan đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Tham gia đoàn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Khoa học và Giáo dục I.Gô-vin, Bộ trưởng Môi trường I.Sư-xcô, Chánh Văn phòng Chính phủ C.Sơ-trê-xki, Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền Ba Lan tại Việt Nam B.Sư-ma-nốp-xca và các thành viên khác.

Thẩm tra các báo cáo và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp thứ 5- HĐND tỉnh khóa XVI

(HBĐT) - Ngày 27/11, Ban pháp chế - HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị thẩm tra các báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ 5- HĐND tỉnh khóa XVI. Đồng chí Đinh Quốc Liêm, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế ( HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục