Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy kết luận buổi làm việc.
Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, trên địa bàn tỉnh có tổng số khoảng 11.238 km đường bộ, gồm 301,14 km QL; 435,8 km đường tỉnh; 791,66 km đường huyện, còn lại là đường xã, liên xã; đường đô thị, nội thị; đường chuyên dùng; đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản; đường ngõ xóm và đường trục chính nội đồng. Trong đó, đường quốc lộ, tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp III chỉ chiếm gần 10%, đạt tiêu chuẩn cấp IV hơn 25%, còn lại chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cấp VI và cấp B-GTNT. Theo đó, tỷ lệ mặt đường có chất lượng xấu và rất xấu chiếm trên 40%. Đối với hệ thống đường huyện và đường xã chủ yếu chỉ đạt tiêu chuẩn đường cấp B-GTNT, chất lượng mặt đường xấu và rất xấu chiếm đến 60%. Hệ thống đường đô thị, nội thị có khoảng 60% đạt cấp hạng kỹ thuật theo quy định, còn lại chủ yếu là xây dựng kết cấu mặt đường trên cơ sở hiện trạng cũ. Hệ thống đường thôn bản chưa đạt cấp kỹ thuật, tỷ lệ cứng hóa mặt đường mới chỉ đạt 52,78%, chất lượng mặt đường xấu và rất xấu lên đến 75%. Thực tế trên cho thấy, hệ thống kết cấu giao thông của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Văn Tỉnh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, gồm: Tiếp tục đổi mới tư duy về phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng GT-VT. Có giải pháp xác định các tuyến tỉnh lộ có tính lan toả cao trong phát triển KT-XH, củng cố QP-AN để tập trung đầu tư. Tiếp tục rà soát lại đầu tư công, tạm dừng hoặc đình hoãn những công trình chưa cấp thiết, không có sự lan toả trong phát triển KT-XH để xây dựng các công trình cốt lõi nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Rà soát lại quy hoạch mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, nhất là quy hoạch và xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội và tỉnh lân cận. Quy mô các tuyến đường của tỉnh phải đảm bảo theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh đề ra. Tổng hợp nguồn quỹ đất của tỉnh, rà soát nguồn thu từ sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân, đất nông - lâm trường giao cho các huyện, thành phố gắn với quỹ đất ở và quỹ đất xây dựng NTM ở các xã để giao chỉ tiêu cho các huyện, thành phố từ nguồn thu từ đất trên toàn tỉnh. Tiếp tục cơ cấu lại đơn vị hành chính cấp xã, đẩy nhanh tiến độ đô thị hoá và bố trí vốn cho việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở quy hoạch đất lập quy hoạch sử dụng cho phù hợp với quy hoạch giao thông. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông. Tập trung nguồn lực cứng hóa đường GTNT theo đề án đã được phê duyệt. Có cơ chế rà soát các dự án ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông. Phối hợp tốt với tỉnh Sơn La trong việc chuẩn bị đầu tư xây dựng đường cao tốc Hoà Bình - Sơn La. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai xây dựng cảng Hòa Bình. Tranh thủ tối đa sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ngành T.Ư, nhất là Bộ GT-VT để có giải pháp tiếp tục triển khai thi công đường Hòa Lạc - Hoà Bình; đầu tư mặt đường tránh QL 6 đoạn qua thành phố Hòa Bình và nút giao thông khu vực phường Đồng Tiến; nâng cấp và kéo dài QL 6 đoạn qua thị trấn Mường Khến để đáp ứng yêu cầu phát triển; đầu tư lại mặt đường Hồ Chí Minh; đầu tư đường 12B đoạn qua thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ); giải quyết dứt điểm tồn tại, vướng mắc công tác đền bù GPMB đường 12B đoạn qua Kim Bôi; đầu tư xây dựng QL 15 đoạn qua Mai Châu và QL 70B đoạn qua TP Hòa Bình...
Đức Phượng
(HBĐT) - Ngay khi đề án sáp nhập, kiện toàn khu phố 3, 4 của thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) được đưa ra đã vấp phải sự không đồng tình của đa số nhân dân. Lý do chính là vì sẽ tạo nên những xáo trộn trong bộ máy Đảng, chính quyền và các đoàn thể trên địa bàn; cơ sở vật chất văn hóa hiện nay không đáp ứng được quy mô dân số sau sáp nhập.