(HBĐT) - Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc” (tháng 10-1947) của Chủ tịch Hồ Chí Minh có Chương V viết về cách lãnh đạo. ở chương này, Người nêu rõ cả nội dung lãnh đạo và cách thức, phong cách của người lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo đúng đắn quyết định kết quả của sự lãnh đạo. Cần nhận rõ đối tượng lãnh đạo của Đảng trước hết là nhân dân. Khi Đảng cầm quyền thì đối tượng lãnh đạo còn là chính quyền Nhà nước, là cả hệ thống chính trị.


1. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề hàng đầu là Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân. Phải lãnh đạo quần chúng và học hỏi quần chúng. Không kiêu ngạo, biết lắng nghe, học hỏi là yêu cầu đầu tiên trong phong cách lãnh đạo. Năm 1945, vừa giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những căn bệnh, trong đó có bệnh kiêu ngạo. Đi vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, công việc của toàn dân càng phải coi trọng mối liên hệ với dân chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, lãnh đạo là công việc lớn lao của Đảng, quyết định đến thành bại của cách mạng. Lãnh đạo như vai trò cầm lái, dẫn đường. Đó là sự hội tụ của trình độ lý luận, trí tuệ, của sự thấu hiểu thực tiễn, hoàn cảnh của đất nước và cuộc sống, lợi ích của giai cấp, dân tộc và nhân dân. Lãnh đạo đúng đòi hỏi xử lý các mối quan hệ, nhất là quan hệ giữa chiến lược và sách lược phù hợp với hoàn cảnh cụ thể "Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh 3 điều bảo đảm sự lãnh đạo đúng: "(1). Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. (2). Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. (3). Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”

Gắn bó với quần chúng, phát huy vai trò của nhân dân và hướng tới mục đích vì dân, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải được thể hiện trong nội dung và phong cách lãnh đạo của Đảng, của từng cán bộ lãnh đạo. Trong phong cách lãnh đạo, vấn đề nổi lên hàng đầu vẫn là cách làm việc với dân chúng, bởi "Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắc chỉ rõ tình trạng: "Có nhiều cán bộ không bàn bạc, không giải thích với dân chúng, không để cho dân chúng phát biểu ý kiến, giải quyết các vấn đề, chỉ bắt buộc dân chúng làm theo mệnh lệnh. Thậm chí khi dân chúng đề ra ý kiến và nêu rõ vấn đề, họ cũng tìm cách dìm đi. Họ chỉ làm theo ý kiến của họ. Kết quả làm cho dân chúng nghi ngờ, uất ức, bất mãn”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phải chú trọng bàn bạc, học hỏi quần chúng, nhưng tuyệt đối không nên theo đuôi quần chúng. "Trong dân chúng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý kiến khác nhau. Có lớp tiên tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc hậu”. Cần phải biết lắng nghe, so sánh, tổng kết để tìm ra ý kiến đúng đắn, đầy đủ và nâng cao sự giác ngộ của dân chúng.

Những chỉ dẫn trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa sâu sắc về thực tiễn và lý luận xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền và vẫn nguyên giá trị thời sự cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng hiện nay. Một trong những nguy cơ lớn của Đảng cầm quyền là tình trạng quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tình trạng đó xuất phát từ nhận thức không đúng bản chất cách mạng, mục tiêu vì nước, vì dân và trách nhiệm của Đảng và cũng vì phong cách lãnh đạo không đúng của người lãnh đạo, quản lý.


Mặc dù luôn bận rộn, lo lắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành thời gian đi cơ sở gặp gỡ, động viên cán bộ, công nhân lao động. Ảnh: Bác Hồ thăm xưởng cơ khí (nay là Công ty CP Cơ khí Gang thép Thái Nguyên) ngày 1/1/1964.

Phong cách, phương pháp lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh, hành chính, xa rời thực tế, xa rời dân chúng cản trở rất lớn, thậm chí làm suy giảm năng lực lãnh đạo, xa rời bản chất cách mạng của Đảng, vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc phê phán. Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chú trọng sửa chữa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối đổi mới, đã nhấn mạnh đổi mới phong cách làm việc, trong đó chú trọng giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, củng cố kỷ cương, kỷ luật trong Đảng, thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị của cấp trên, nói đi đôi với làm.

2. Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, về "Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn liền với tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.ư 4 khóa XII xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, trong đó có đổi mới phong cách lãnh đạo của từng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp, các lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Có thể và cần thiết phải nhấn mạnh một số điểm chính yếu trong đổi mới phong cách lãnh đạo hiện nay.

Một là, rèn luyện tư duy khoa học, độc lập và sáng tạo trong lãnh đạo, nhất là quyết định vấn đề cho đúng.

Hai là, nhận thức sâu sắc và vận dụng có hiệu quả phong cách làm việc dân chủ, khoa học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gương.

Ba là, đề cao tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm lãnh đạo là dẫn đường, là hướng dẫn nhân dân chứ không phải cai trị dân. Vì vậy, người lãnh đạo phải hăng hái và gương mẫu, nghĩa là phải đi tiên phong và có đức hy sinh vì dân, vì nước. Người luôn luôn nhắc câu: đảng viên đi trước, làng nước theo sau, coi đó là trách nhiệm và cũng là lời khen chân thành của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên. Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu tư cách của Đảng chân chính cách mạng và nhấn mạnh: "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”.

Trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là tinh thần phụ trách. Người cho rằng, không có tinh thần phụ trách thì không thể là người lãnh đạo. Tinh thần phụ trách, ý thức trách nhiệm cần thiết phải có ở mọi cán bộ, đảng viên, kể cả ở những người cán bộ bình thường "không quan trọng” và phải được đặc biệt đề cao ở cán bộ lãnh đạo, quản lý. Hậu quả của tình trạng hay biểu hiện vô trách nhiệm là rất nặng nề.

Trên thực tế, hiện nay trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và xác định rõ. Vẫn còn khá phổ biến tình trạng không rõ trách nhiệm thuộc về ai, khi xảy ra những sai phạm nghiêm trọng thì đùn đẩy trách nhiệm. Vẫn còn biểu hiện "trên nóng, dưới lạnh”, cấp trên quyết liệt, cấp dưới đủng đỉnh, cán bộ lãnh đạo đôn đốc, chuyên viên, người dưới quyền thờ ơ, vô cảm... Những biểu hiện này phải được đánh giá kịp thời, nghiêm túc và xử lý thích đáng.

Vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay là phải đánh giá đúng cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và phải có cơ chế kiểm soát quyền lực tốt hơn. Đề ra, hoàn thiện chế độ trách nhiệm gắn liền với tiêu chuẩn, tiêu chí của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để đánh giá, lựa chọn và xử lý cán bộ và cũng là định hướng để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý có ý thức học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh./.


Trích theo Tạp chí Cộng sản

Các tin khác


Huyện ủy Kim Bôi tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2017

(HBĐT) - Ngày 5/1, Huyện ủy Kim Bôi đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của cấp ủy và UBKT các cấp năm 2017 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2018; triển khai quán triệt Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Dự và chỉ đạo hội nghị có lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lào

Chiều 4-1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đồng chí Khăm-phăn Xít Thi Đăm-pha, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án nhân dân tối cao CHDCND Lào đang thăm Việt Nam theo lời mời của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Ngành Giao thông vận tải đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước

(HBĐT) - Công đoàn ngành GTVT có 15 công đoàn cơ sở với trên 700 cán bộ, công nhân viên chức, người lao động (CNVC-NLĐ) tham gia sinh hoạt. Nhiều năm nay, tổ chức công đoàn ngành GTVT đã khẳng định vai trò chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CB,CNVC-NLĐ, phối hợp với chính quyền đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và tổ chức công đoàn cấp trên.

Năm 2018, phấn đấu số doanh nghiệp ngoài Nhà nước thành lập tổ chức Đảng và đoàn thể tăng gấp đôi so với hiện nay

(HBĐT) - Ngày 3/1, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị trực tuyến với các Huyện, Thành ủy giao ban chuyên đề về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tham dự còn có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và 11 điểm cầu tại các Huyện, Thành ủy trong tỉnh.

Quyết liệt triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2018

(HBĐT) - Chiều 3/1, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban ATGT tỉnh đã chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Trao giải Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Tối 2-1, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" (lần thứ nhất), do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Chủ tịch nước Trần Ðại Quang dự và phát biểu ý kiến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục