Tối 2-1, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" (lần thứ nhất), do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Chủ tịch nước Trần Ðại Quang dự và phát biểu ý kiến.



Các đại biểu dự lễ trao giải. Ảnh: NGUYỄN DÂN (TTXVN)

Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Võ Văn Thưởng, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh; các đồng chí Bí thư T.Ư Ðảng: Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Phan Ðình Trạc, Trưởng Ban Nội chính T.Ư; Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng, đồng Trưởng Ban Chỉ đạo Giải Báo chí: Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Thuận Hữu, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và TP Hà Nội.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Ðại Quang biểu dương và chúc mừng những tác giả có tác phẩm đoạt giải. Ðồng thời nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTNLP) là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta. Ðây là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao, đấu tranh kiên quyết, kiên trì, liên tục, có hiệu quả từ Trung ương đến cơ sở. Các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp cao phải thật sự tiên phong, gương mẫu; sử dụng sức mạnh tổng hợp của tổ chức Ðảng, bộ máy nhà nước, MTTQ, các đoàn thể, nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh PCTNLP.

Chủ tịch nước đề nghị, các ban, bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, gắn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của báo chí, đặc biệt coi trọng tính khách quan, chân thực, tính chuyên nghiệp; đề cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người làm báo trong việc phát hiện, đấu tranh PCTNLP, sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội. Chủ động phối hợp đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng PCTNLP để chống phá Ðảng, Nhà nước.

Chủ tịch nước lưu ý, cần tăng cường phối hợp giữa MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí và các cơ quan chức năng trong xử lý những vụ việc tham nhũng, lãng phí do báo chí phát hiện và bảo vệ những người làm báo, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục đổi mới cách thức tổ chức để Giải báo chí ngày càng thành công hơn nữa.

Phát biểu ý kiến tại lễ trao giải, đồng chí Trần Thanh Mẫn cho biết: Thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) và các chủ trương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước về PCTNLP, ngày 4-1-2017, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp phát động Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí" (lần thứ nhất), nhằm phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân và toàn xã hội; khẳng định vai trò quan trọng và tiên phong của các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh PCTNLP. Việc triển khai Giải báo chí đã góp phần tích cực nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu; tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công khai, minh bạch trong phát hiện, xử lý PCTNLP; kịp thời biểu dương, cổ vũ cách làm hay, kinh nghiệm tốt, điển hình trong đấu tranh PCTNLP.

Ðồng chí Trần Thanh Mẫn khẳng định, sau khi phát động, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam luôn đồng hành, chia sẻ, cổ vũ, động viên các cơ quan thông tấn báo chí và người làm báo trên cả nước, không để các nhà báo "cô đơn", phải "chùn bước". Thực tế cho thấy, để có những bài báo chất lượng, trong quá trình tác nghiệp, các phóng viên, tòa soạn phải sẵn sàng đối mặt những áp lực, khó khăn từ nhiều phía, với nhiều mức độ khác nhau. Những tác phẩm này có thể coi là tiếng chuông cảnh tỉnh những ai đang đứng ngoài, hoặc đi ngược lại tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII).

Sau gần một năm phát động đã có 1.126 tác phẩm tham dự giải. Các tác phẩm được chọn vào vòng chung khảo, được trao giải có chất lượng nghiệp vụ tốt, thông tin sắc bén, trung thực, thể hiện trách nhiệm cao của các nhà báo, tinh thần dấn thân, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm để có tác phẩm báo chí hay, tính chiến đấu cao và tính nhân văn sâu sắc. Hội đồng sơ khảo và Hội đồng chung khảo lựa chọn 31 tác phẩm thuộc các loại hình báo in, điện tử, truyền hình, phát thanh để trao giải.

Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Ðại Quang và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao hai giải A tặng: Nhóm tác giả Thu Hà, Quang Hưng, Hoàng Anh, Ngọc Long, Ngô Quang Dũng, Ðặng Giang, Thanh Phong (Báo Nhân Dân), với tác phẩm thuộc thể loại báo in "Cuộc đại phẫu những "khối u" nghìn tỷ…" (ba bài); tác giả Nguyễn Hòa Văn (Tạp chí Người làm báo), với tác phẩm thuộc thể loại báo điện tử "Chống được "chạy" sẽ thành công" (tám bài).

Các đồng chí Võ Văn Thưởng và Nguyễn Thiện Nhân trao bảy giải B tặng các tác giả, nhóm tác giả. Trong đó, thể loại báo in được trao cho các tác phẩm: "Vụ việc tại Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu" (năm bài) của tác giả Trần Quốc Trung (Báo Ðại đoàn kết); "Ðường đi của cát Việt ra nước ngoài" (ba bài) của nhóm tác giả Vân Trường, Lê Nam (Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh). Thể loại phát thanh: "Chống tham nhũng, một Bí thư Ðảng ủy phường từng bị cắt chức", của tác giả Lại Thị Hoa (Trung tâm Tin, Ðài Tiếng nói Việt Nam). Thể loại truyền hình: "Góc khuất đằng sau hoạt động đấu thầu thuốc" của nhóm tác giả Trương Hồng Lan, Vũ Hải Ðăng, Lại Như Nguyên, Ðỗ Minh Quốc, Ðinh Trọng Khánh, Hoàng Quốc Việt (Kênh VOV TV, Ðài Tiếng nói Việt Nam); "Loạt phóng sự về gây phiền hà thủ tục hành chính cho người dân", của nhóm tác giả Liên Liên, Nam Việt (Ban Thời sự, Ðài Truyền hình Việt Nam). Thể loại báo điện tử: "Lãng phí mua sắm trang thiết bị y tế" (bốn bài) của nhóm tác giả Phạm Lương Bằng, Ðỗ Thúy Hạnh (Báo điện tử VietNamNet); "Vỡ trận quy hoạch thủy điện nhỏ tại các tỉnh miền núi phía bắc" (năm bài) của tác giả Võ Mạnh Hùng (Báo điện tử VietnamPlus, Thông tấn xã Việt Nam).

Ban Tổ chức Giải báo chí cũng trao 10 giải C, 12 giải Khuyến khích tặng các tác giả có tác phẩm đoạt giải.

Tại buổi lễ, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Ban Chỉ đạo Giải báo chí, đồng chí Trần Thanh Mẫn phát động Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh PCTNLP" (lần thứ hai), năm 2018-2019. Ðồng thời, mong muốn đội ngũ các nhà báo, cộng tác viên trong cả nước tích cực hưởng ứng tham gia giải báo chí có ý nghĩa quan trọng này.

 

                                       TheoNhandan

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục