Lễ truy điệu cố Thủ tướng Phan Văn Khải diễn ra lúc 7h30 sáng nay 22-3 tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), trước khi linh cữu cố Thủ tướng được đưa về an táng tại quê nhà huyện Củ Chi.

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 1.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - trưởng Ban Lễ tang - đọc điếu văn tiễn đưa cố Thủ tướng Phan Văn Khải về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh: THUẬN THẮNG

"Đồng chí Phan Văn Khải, nguyên ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đại biểu Quốc hội các khóa VIII, VIV, X, XI. Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người Đảng viên Cộng sản kiên cường, suốt đời phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân và lý tưởng Chủ nghĩa xã hội, đã vĩnh biệt chúng ta", Tống bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Tổng bí thư khẳng định với hơn 70 năm tham gia hoạt động cách mạng từ khi mới 14 tuổi hoạt động trong đội cứu quốc xã đến khi giữ cương vị Thủ tướng, cuộc đời của ông Sáu Khải luôn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh thống nhất và phát triển đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

"Trên các cương vị, đồng chí luôn trăn trở tìm tòi tâm huyết với sự nghiệp cách mạng dân tộc. Cùng toàn Đảng, toàn dân, thực hiện công cuộc đổi mới, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng, phát triển kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ quốc tế, thu được thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử", Tổng bí thư nhấn mạnh.

Dù ở cương vị nào cố Thủ tướng Phan Văn Khải cũng thể hiện lòng trung thành, gương mẫu, nêu cao phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Nhân cách và con người của cố Thủ tướng Phan Văn Khải được đồng chí quý mến, bạn bè quốc tế trân trọng. 

Dù ở cương vị công tác nào luôn tuyệt đối trung thành, gương mẫu nêu cao phẩm chất cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Luôn đặt lợi ích của Đảng, đất nước, nhân dân lên trên hết. Được đồng chí bạn bè quý mến, bạn bè quốc tế trân trọng.

Trong giây phút vĩnh biệt, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: "Tiễn đưa anh Sáu Khải về cõi vĩnh hằng, chúng tôi nguyện đoàn kết một lòng cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ra sức phấn đấu tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, vì một nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh. Hình ảnh cống hiến của anh mãi mãi in đậm trong tâm trí chúng tôi".

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 2.

Linh cữu cố Thủ tướng Phan Văn Khải được đưa ra khỏi Hội trường Thống Nhất - Ảnh: THUẬN THẮNG

Những ngày qua, hàng ngàn người dân TP.HCM và các địa phương trong cả nước đã đến viếng và tiễn biệt lần cuối cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Theo Ban tổ chức lễ tang, đến cuối ngày hôm qua 21-3 đã có hơn 2.000 đoàn đến viếng.

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 3.

Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại lễ truy điệu - Ảnh: THUẬN THẮNG

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch bên cạnh linh cữu cố Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: THUẬN THẮNG

Sáng sớm nay, từ hơn 40 phút trước giờ lễ truy điệu, dòng người đã xếp hàng nối nhau vào dự lễ truy điệu cố Thủ tướng. Từ 6h30, những đoàn khách đầu tiên đã tới chờ vào dự lễ. Đến 6h55, hàng ngàn người đã tập trung chỉnh tề ở sân trước hội trường.

Khuôn viên bên trong hội trường Thống Nhất đã kín người, phía ngoài hội trường hàng trăm người dân xếp hàng nghiêm trang cùng dự lễ truy điệu cố Thủ tướng Phan Văn Khải.

Bà Giang Thị Hồng, người dân Q.1, TP. HCM đứng tham dự lễ truy điệu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải phía ngoài hội trường lau nước mắt nói: "Tôi đến dự lễ truy điệu và đưa tang cố Thủ tướng vì lòng mến mộ ông".

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 5.

Hàng ngàn người đã tập trung chỉnh tề ở sân trước hội trường - Ảnh: THUẬN THẮNG

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 6.

Các em học sinh xếp hàng chỉnh tề trước cổng Hội trường Thống Nhất trên tay cầm những bông hồng trắng dự lễ truy điệu cố Thủ tướng Phan Văn Khải - Ảnh: XUÂN ĐÀO

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 7.

Người dân và học sinh đứng ở chân cầu vượt Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám đợi đón linh cữu đi qua - Ảnh: XUÂN HƯNG

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 8.

Không có điều kiện trực tiếp dự lễ truy điệu, người dân theo dõi qua truyền hình trực tiếp những giây phút đưa tiễn ông Sáu Khải về nơi an nghỉ cuối cùng - Ảnh: NGỌC KHẢI

Dọc các con đường 12, 26, Lê Minh Nhựt dẫn vào ấp Chánh, Tân Thông Hội, Củ Chi, hàng quốc kỳ thắt băng tang, các bàn thờ với tấm ảnh cố Thủ tướng Phan Văn Khải, hoa trái nghiêm cẩn được người dân đặt trước cửa nhà đã nghi ngút hương khói từ sáng sớm. 

Bà Nguyễn Thị Nhỏ vừa sang sửa lại bàn thờ, vừa hối con cháu thay đồ chuẩn bị, vừa kể: "Dân chúng tôi mang ơn ông Hai nhiều, thương ông lắm. Con đường này xưa đất cát lầy lội, nhờ ông mà được khang trang sạch sẽ. Đình làng cũng ông xây to đẹp, trồng cây mát mẻ. Các nhà quanh ấp ông vẫn thường đi xe điện đến thăm. Nay công việc gì cũng tạm nghỉ, đón ông Hai về..."

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 9.

Người dân Củ Chi chờ đón ông Sáu Khải về - Ảnh: TỰ TRUNG

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 10.

Người dân Củ Chi lập bàn thờ ông Sáu Khải - Ảnh: TỰ TRUNG

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 11.

Người dân Củ Chi lập bàn thờ ông Sáu Khải - Ảnh: TỰ TRUNG

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 12.

Người dân Củ Chi lập bàn thờ ông Sáu Khải - Ảnh: TỰ TRUNG

11h hôm nay, cố Thủ tướng Phan Văn Khải được an táng bên cạnh người vợ quá cố, tại phần mộ nằm trong tư gia ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Trong khuôn viên nhà riêng ông Sáu Khải, hai màn hình lớn được đặt, hàng ngàn người dân, các cán bộ xã Tân Thông Hội, các em nhỏ trường tiểu học Tân Thông đứng nghiêm trang cùng dự lễ truy điệu đang diễn ra đồng thời tại Hội trường Thống Nhất.

Hàng ngàn người tiễn cố Thủ tướng Phan Văn Khải về đất mẹ - Ảnh 13.

Các em học sinh trường TH Tân Thông đang dự lễ truy điệu tại nhà riêng cố Thủ tướng Phan Văn Khải ở huyện Củ Chi - Ảnh: TỰ TRUNG

* Tuổi Trẻ Online tiếp tục thông tin. 

Theo Báo Tuổi Trẻ

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục