Đây là khẳng định của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khi trả lời phỏng vấn bên lề phiên họp sáng 29-5 tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XIV.


Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời phỏng vấn bên lề phiên họp Quốc hội, sáng 29-5. (Ảnh: TRẦN HẢI)

"Tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết”

Lý giải về mục đích tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng nhưng thực chất thời điểm dân số vàng của Việt Nam cũng bắt đầu chuyển sang giai đoạn từ đang già sang già vào năm 2014. Cụ thể, nếu thời điểm năm 2000 ở Việt Nam, một năm bình quân lực lượng lao động bước vào độ tuổi lao động khoảng 1,2 triệu thì đến hiện tại lực lượng lao động giảm xuống dần dần còn 400 nghìn người. Như vậy, xét ở phương diện về lực lượng lao động thì tỷ lệ lao động bước vào độ tuổi lao động của chúng ta ngày càng giảm. Hiện nay, tỷ lệ già hoá của Việt Nam với khoảng 7% người ở độ tuổi 60 trở lên, nếu để chuyển từ 7% này sang 14% như các nước, nhất là một số nước như Đức, Pháp,… thì phải mất 100 năm; như Hàn quốc, Thái-lan là 20 năm nhưng với Việt Nam chỉ mất tối đa 15 năm, như vậy có thể thấy Việt Nam sẽ nằm trong những nước có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất hiện nay.

Thứ hai, nếu nói về độ tuổi lao động thì độ tuổi lao động hiện nay của Việt nam (đang ở mức 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ) đã được quy định từ năm 1961, tức là đã hơn 60 năm và ở thời điểm đó bình quân tuổi thọ ở Việt Nam chỉ là hơn 45 tuối. Trong khi đó, hiện nay tuổi thọ bình quân của Việt Nam là 76,6 tuổi, đặc biệt tuổi sống sau 55 tuổi tức là sau tuổi nghỉ hưu của nữ là 79,5 tuổi. Việt Nam hiện nay là một trong những nước có độ tuổi thọ cao trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ ba, xét về vấn đề bảo đảm sự ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội, hiện nay tại Việt Nam thời gian đóng của nam và nữ nhìn chung là thấp với mức đóng bình quân là hơn 20 năm nhưng hưởng rất cao.

Mức hưởng thông thường các nước hưởng lương hưu theo đóng bảo hiểm xã hội là từ 30% đến cao nhất là 45% nhưng tại Việt Nam người hưởng cao nhất là 75% còn bình quân hiện nay là 70%. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung viện dẫn, nếu một người đóng bình quân bảo hiểm xã hội 28 năm thì chỉ đủ chính mình hưởng trong 10 năm còn 9,5 năm phải lấy bảo hiểm hay là lấy đóng góp của thế hệ sau chia sẻ cho thế hệ hiện tại. Do đó muốn bảo đảm cân bằng ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội thì điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cũng là cần thiết.

"Tôi muốn nói là việc tăng tuổi nghỉ hưu nằm trong tổng thể rất nhiều phương án, giải quyết nhiều bộ luật khác, nhiều luật, chính sách khác, ví dụ điều chỉnh cả về bảo hiểm, việc làm, điều chỉnh thị trường lao động chứ không chỉ Bộ luật Lao động”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình chậm

Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội cũng khẳng định, việc tăng tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh dần, theo lộ trình chậm. Nếu theo phương án 1 như Chính phủ trình, đến năm 2028 thì nam giới mới nghỉ hưu ở độ tuổi 62 và đến 2035 thì nữ giới mới nghỉ hưu ở tuổi 60 trong điều kiện lao động bình thường, sức khoẻ bình thường.

Người lao động trong ba trường hợp, gồm: trường hợp suy giảm sức khoẻ, trường hợp là lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại và trường hợp lao động nặng nhọc, độc hại thì có quyền được nghỉ hưu sớm hơn năm tuổi. Đi liền với đó, ban soạn thảo đang thiết kế chính sách, có thể cho phép nghỉ hưu sớm hơn, thậm chí là ở độ tuổi 50, chẳng hạn như lao động nặng nhọc lại suy giảm sức khoẻ thì thậm chí có thể nghỉ sớm hơn nữa. Hoặc khi người lao động đóng đủ bảo hiểm rồi nhưng chưa đủ tuổi thì có thể nghỉ để chờ hưu và hưởng các chính sách theo quy định hiện hành.

"Như vậy không có nghĩa bắt cứng người lao động cứ phải đủ tuổi và đủ năm đóng bảo hiểm thì được nghỉ hưu. Vấn đề này đối với người công nhân chúng tôi đặc biệt quan tâm và hiện nay Chính phủ cũng đang phải rà soát lại toàn bộ những ngành nghề, lĩnh vực công việc nặng nhọc, độc hại để kèm theo bộ luật này là phải có danh sách ngay”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Cũng theo Bộ trưởng, song song với những nhóm lao động được quyền nghỉ hưu sớm thì những nhóm lao động có trình độ cao, những ngành nghề có công việc đặc biệt như: toà án, kiểm sát hay giáo sư, phó giáo sư, những người có trình độ cao, những nhà khoa học giỏi thì cần khuyến khích họ làm suốt đời đến khi nào họ có thể cống hiến cho đất nước thì cống hiến và ở đây cần phân biệt tuổi nghề với tuổi hưu.

"Chúng tôi muốn chúng ta hiểu một cách đầy đủ sự cần thiết của tăng tuổi nghỉ hưu và đến lúc này không thể không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Chúng ta xác định khi điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thì việc số một là phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế. Thứ hai là phải ổn định công ăn việc làm cho giới trẻ. Không có chuyện người già "tranh chấp" chỗ của người trẻ hay quan chức "giữ ghế" và "đe dọa" đến việc làm của người trẻ. Đây là chúng ta tính cho tương lai, cho thế hệ sau, nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu có nghĩa là chúng ta truyền gánh nặng cho thế hệ sau”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

TheoNhandan

Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục