Sáng 3-6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành lấy ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).



Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng tiến hành biểu quyết về một số nội dung của dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).

Trước đó, tại phiên làm việc ngày 28-5, Quốc hội đã nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật đầu tư công (sửa đổi) và thảo luận tại hội trường về các nội dung dự án Luật này.
Giữ nguyên như hiện hành đối với tiêu chí phân loại dự án
Về vấn đề này, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như quy định của Luật hiện hành. Chính phủ và một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng để phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, đây là nội dung còn ý kiến khác nhau và mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến đại biểu Quốc hội về hai phương án như sau:
Phương án 1: Giữ tiêu chí phân loại dự án như quy định hiện hành, vì: Điều 11 của Luật Đầu tư công hiện hành đã quy định về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp đầu tư công…
Phương án 2: Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng, mức vốn dự án A, B, C tăng lên tương ứng gấp hai lần mức hiện hành.

Về nội dung này, Quốc hội tiến hành biểu quyết bằng hệ thống điện tử, kết quả cho thấy 367/429 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành với phương án 1 (chiếm 75,83% tổng số đại biểu Quốc hội), 57/429 đại biểu tham gia biểu quyết không tán thành với phương án 1 (chiếm 11,78% tổng số đại biểu Quốc hội).
Như vậy, với đa số ĐBQH tán thành với phương án 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo phương án 1, theo đó giữ tiêu chí phân loại dự án như quy định hiện hành.
Quốc hội khóa mới quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn
Về ý kiến đề nghị cần nghiên cứu thay đổi thời gian trình và phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn (ĐTCTH) bảo đảm tính hợp lý, khả thi, UBTVQH xin ý kiến ĐBQH theo hai phương án, và báo cáo những thuận lợi, khó khăn của mỗi phương án như sau:
Phương án 1: Quy định Quốc hội khóa mới xem xét, quyết định Kế hoạch ĐTCTH tại kỳ họp đầu của nhiệm kỳ Quốc hội mới. Theo phương án 1, Quốc hội khóa trước chuẩn bị Kế hoạch ĐTCTH để Quốc hội khóa mới quyết định mục tiêu, định hướng, tổng mức vốn ĐTCTH, nguyên tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên, tổng mức vốn của từng bộ, ngành, địa phương, danh mục cụ thể các dự án trong Kế hoạch ĐTCTH tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ.
Phương án 2: Giữ như quy định của Luật hiện hành và dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ sáu (Quốc hội khóa XIV), theo đó, Quốc hội quyết định Kế hoạch ĐTCTH của giai đoạn sau tại kỳ họp cuối năm của năm thứ 5 Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn trước. Theo phương án 2, Quốc hội quyết định Kế hoạch ĐTCTH của giai đoạn sau tại kỳ họp cuối năm của năm thứ 5 Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn trước.

Theo kết quả biểu quyết bằng hệ thống điện tử đối với nội dung này, có 318/429 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 65,70% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 108/429 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 22,31% tổng số đại biểu Quốc hội).
Như vậy, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành với phương án 1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo phương án 1, theo đó quy định Quốc hội khóa mới sẽ xem xét, quyết định Kế hoạch ĐTCTH tại kỳ họp đầu của nhiệm kỳ Quốc hội mới.
Chưa quyết định thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án Kế hoạch ĐTCTH
Liên quan đến thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án Kế hoạch ĐTCTH, UBTVQH xin ý kiến đại biểu Quốc hội theo hai phương án:
Phương án 1: Quy định Quốc hội quyết định Kế hoạch ĐTCTH bao gồm tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án chi đầu tư từ ngân sách trung ương theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Phương án 2: Quy định Quốc hội quyết định tổng mức, giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo Kế hoạch ĐTCTH được Quốc hội thông qua
Đối với nội dung này, kết quả biểu quyết của cả hai phương án đều không đạt quá 50% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Cụ thể, đối với phương án 1, kết quả biểu quyết cho thấy, có 234/424 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 48,35% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 174/424 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 35,95% tổng số đại biểu Quốc hội).

Với phương án 2, kết quả biểu quyết cho thấy, có 206/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 42,56% tổng số đại biểu Quốc hội) và có 204/424 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết không tán thành với quy định này (chiếm 42,15% tổng số đại biểu Quốc hội).

Như vậy, kết quả biểu quyết cho thấy Quốc hội chưa quyết định thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án Kế hoạch ĐTCTH.

TheoNhanDan

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục