Chiều 12-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019 do Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh phối hợp một số bộ, ngành, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức với chủ đề "Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”.


 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu. Ảnh: TRẦN HẢI

Cùng dự có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư T.Ư Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư; Vũ Đức Đam, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh; cùng hơn 700 đại biểu đại diện cho các cơ quan của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, các doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN, các cơ quan nghiên cứu, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu…

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ấn tượng về sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, DN, nhà lãnh đạo, các DN; khẳng định, phát triển bền vững (PTBV) vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội; nếu không phát triển nhanh thì sẽ tụt hậu so với thế giới nhưng phải PTBV. Trong 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy PTBV và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được nâng lên.

Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2017 là 0,694 thuộc nhóm trung bình cao trong tổng số 189 quốc gia. Việt Nam tích cực tham gia có hiệu quả vào các sáng kiến bảo vệ môi trường (BVMT) toàn cầu. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, các kết quả nêu trên chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của đất nước. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế cần được cải thiện. Tình trạng khai thác và sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm ô nhiễm môi trường, mất cân đối các hệ sinh thái còn diễn ra ở nhiều nơi. Nhìn toàn diện cả những thành tựu, mặt tích cực và cả những tồn tại, hạn chế nêu trên để thấy rằng một thập niên qua chúng ta đã có những chuyển biến đáng khích lệ, có nhiều bước tiến trong PTBV nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để thực hiện một thập niên tới bền vững hơn nữa, tốt hơn nữa. Thủ tướng đề nghị, cần thống nhất về nhận thức và hành động trong tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội về PTBV. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị và mọi thành phần trong xã hội; cần tập trung chính sách và nguồn lực cho PTBV.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã có quá nhiều các văn bản chiến lược phát triển cho các mục tiêu khác nhau trong cùng một thời kỳ. Vì thế, việc thực hiện còn kém hiệu quả, không thể tập trung nguồn lực, kể cả con người, để thực hiện thật tốt. Thủ tướng đề nghị các BNĐP nghiên cứu để chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV là trọng tâm, nội dung xuyên suốt trong chiến lược kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 với kế hoạch, các nhiệm vụ cụ thể. Cần tăng tốc quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế, đổi mới công nghệ, thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm nghèo, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững.

Hành động cùng cộng đồng quốc tế, sớm đưa thỏa thuận Paris về ứng phó BĐKH trở thành hiện thực. Lồng ghép và đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, đặc biệt mục tiêu số 13 là ứng phó kịp thời, hiệu quả BĐKH và thiên tai và mục tiêu số 14 là bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển PTBV trước năm 2030. Cần thực hiện đồng bộ các chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh, thích ứng BĐKH, giảm nghèo bền vững, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ cho sự PTBV. Thủ tướng vừa phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Theo đó, Chính phủ chủ trương khuyến khích các mô hình sản xuất tiêu dùng giúp tận dụng nguồn lực xã hội, cắt giảm chi phí và rào cản gia nhập và rút lui khỏi thị trường, có xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh, bình đẳng.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh đối tác vì tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 tại Đan Mạch vào tháng 10-2018, Thủ tướng đã cam kết Việt Nam phải chung tay hành động cùng với các Chính phủ thành viên của Hội nghị nhằm hiện thực hóa mục tiêu xanh toàn cầu đến năm 2030, thúc đẩy các dự án hợp tác công-tư trong tăng trưởng xanh, đặc biệt là các dự án tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, tài nguyên nước, phát triển đô thị thông minh… vì mục tiêu PTBV.

Nhân dịp này, Thủ tướng biểu dương các biện pháp quyết liệt của nhiều địa phương. Cụ thể là TP Hà Nội với chương trình trồng mới một triệu cây xanh giai đoạn 2016 - 2018 và trồng thêm 600 nghìn cây xanh nữa đến năm 2020, giao chỉ tiêu trồng cây xanh tới từng quận, huyện của thành phố; tỉnh Quảng Ninh thực hiện chấm dứt sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần ở vịnh Hạ Long. Ở Cù Lao Chàm, Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã 10 năm không sử dụng túi nylon. Thủ tướng cũng đánh giá cao sáng kiến lập Liên minh tái chế bao bì Việt Nam hay là Chuỗi siêu thị Saigon Co.op cơ bản không sử dụng túi nylon trong tiêu dùng. Chỉ có những sáng kiến và hành động cụ thể như vậy mới biến các chủ trương, mục tiêu chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững của chúng ta thành hiện thực.

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, cả về thể lực và trí lực, đạt Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hợp quốc đã cam kết về phát triển con người. Tăng cường hiệu suất, hiệu quả làm việc của mọi khu vực trong nền kinh tế, đặc biệt là khu vực Nhà nước. Đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới hình thành Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số như xu hướng thế giới hiện nay. Hoàn thiện khung khổ pháp lý và môi trường kinh doanh, có chính sách đột phá để khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ mọi người dân, DN phát huy khả năng sáng tạo, sản xuất ra của cải vật chất, xây dựng một xã hội thịnh vượng.

Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, tiêu dùng hướng đến mô hình kinh doanh, kinh tế phi phát thải. Năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 nhưng triển khai trong thực tế còn hạn chế, vì vậy, cần có các chính sách mạnh để khuyến khích các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và tái sử dụng có lợi.

Thủ tướng cho rằng, toàn cầu hóa và xu hướng công nghệ cùng với những mô hình kinh doanh có tính đột phá, làm thay đổi căn bản nhiều tư duy và phương pháp tiếp cận kinh doanh giúp cho hoạt động kinh tế dân sự trở nên tối ưu và bền vững hơn. Tuy nhiên, những giá trị văn hóa cội nguồn, bản sắc dân tộc vẫn sẽ trường tồn, là thứ làm nên sự khác biệt có tính bền vững, là giá đỡ cho sự thịnh vượng kinh tế lâu dài, là bệ phóng cho những tiến bộ của chúng ta trong thế kỷ 21 và xa hơn.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam căn cứ kết luận Hội nghị này, trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị quyết về PTBV. Các bộ, ngành căn cứ chương trình hành động quốc gia và lộ trình thực hiện các SDGs, xây dựng và ban hành các chỉ tiêu kế hoạch hành động cụ thể trong từng ngành, từng lĩnh vực. Những cái tiêu chí này phải mang tính định lượng, đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác, có biện pháp theo dõi, đánh giá, giám sát.

Cho biết hiện còn hơn 30 địa phương chưa có kế hoạch thực hiện kế hoạch quốc gia và Chỉ thị của Thủ tướng về PTBV, Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần đặc biệt quan tâm thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, nhất là về giáo dục, y tế, phát triển con người, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa.

TheoNhanDan

 

Các tin khác


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi; Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cu-ba

Chiều 10-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn Đại sứ, Đại biện, cơ quan đại diện các nước Trung Đông - châu Phi (TĐ-CP), các tổ chức, cơ quan phát triển quốc tế.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, nghiêm túc xử lý các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép

(HBĐT) -  Chiều 10/9, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã làm việc với Sở TN&MT về công tác quản lý Nhà nước về TN&MT.

Khai giảng lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng khóa II năm 2019

(HBĐT) -  Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh vừa tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng khóa II năm 2019.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Thủy

(HBĐT) - Sáng 10/9, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Thủy về kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2019. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi

Nhân dịp Tết Trung thu 2019, ngày 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong nước, các cháu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 10/9, Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về người có công (NCC) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2012-2019 tại UBND tỉnh. Cùng tham gia buổi giám sát có đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục