(HBĐT) - Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ tám, Quốc hội (QH) khóa XIV, sáng 23/10, QH nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước khi tiến hành thảo luận toàn thể tại hội trường về Dự án luật này. Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc. 


Đại biểu Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế, đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận tại hội trường

Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) trước QH, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, QH đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Ban soạn thảo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu QH, tiếp tục tổ chức các hoạt động tham vấn; phối hợp các đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tổ chức khảo sát, lấy ý kiến tại các địa phương. Ủy ban Thường vụ QH đã gửi đến các vị ĐBQH Báo cáo số 466/BC-UBTVQH14 ngày 22/10/2019 (gọi tắt là Báo cáo số 466), Ủy ban Thường vụ QH báo cáo tóm tắt với QH một số nội dung tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh rộng, có nhiều nội dung được sửa đổi, có nhiều nội dung mới chưa có tiền lệ, có tác động nhiều mặt đến người lao động. Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, QH vừa có trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, vừa bảo đảm xây dựng luật pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước, đồng thời bảo đảm sự thận trọng, cân nhắc nhiều mặt để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trước mắt và lâu dài.

Phát biểu tại hội trường, đa số ý kiến phát biểu cơ bản tán thành với Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhất trí với bố cục, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung sửa đổi của Bộ luật. Các ĐBQH tán thành thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại Kỳ họp này nhưng phải trên cơ sở thảo luận, cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng nhiều chiều, phải có thêm đánh giá tác động toàn diện về các nội dung của dự án Bộ luật, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội...

*Tham gia thảo luận tại hội trường về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc SỞ Y tế, đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tham gia phát biểu đóng góp ý kiến về một số vấn đề như:
Về thời gian làm việc, đại biểu cho rằng việc giảm giờ làm việc là xu hướng tiến bộ, phù hợp với sự tiến bộ của KH-CN, tạo ra sự bình đẳng trong xã hội và sự phát triển bền vững của quốc gia. Do đó, đại biểu đề nghị giảm từ 48h xuống còn 44h và giữ nguyên phương án 2 điều 105 của dự thảo luật để tạo ra sự bình đẳng giữa những nhóm lao động trong xã hội, đảm bảo sự hài hòa trong việc bố trí hoạt động kinh doanh sản xuất của người sử dụng lao động.

Về thời gian nghỉ lễ, Tết trong năm, đại biểu đề nghị tăng thêm ngày nghỉ lễ vào dịp Quốc khánh hoặc thêm vào ngày nghỉ Tết dương lịch. Về thời gian làm thêm giờ, đại biểu đồng tình với phương án tăng thời gian làm thêm giờ nhưng không quá 400h/năm để tạo điều kiện cho người lao động nâng cao thu nhập; đồng thời, giúp cho chủ doanh nghiệp có thêm điều kiện để nâng cao năng suất kinh doanh. Quy định tăng giờ làm thêm không quá 400h/năm sẽ hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp gia công, chế biến hàng xuất khẩu vào những thời điểm cao điểm để hoàn thành tiến độ đơn hàng dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật lao động hiện hành (tối đa 300 h/năm hiện nay) và phù hợp với những ngành nghề đặc biệt như ngành y tế trong điều kiện hiện nay, số giờ làm thêm của CBYT, đặc biệt những người có trình độ chuyên môn cao thường >300h/năm. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị phương án nêu trên phải đảm bảo nguyên tắc: Trong mọi trường hợp huy động thêm giờ làm, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động và được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh, không được huy động người lao động làm thêm giờ trong thời gian dài liên tục, quy định một số ngành nghề được mở rộng khung thoả thuận làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt. Đối với việc tăng thêm giờ làm, thì lương làm thêm giờ phải được tính cao dần so với giờ làm thêm khởi điểm. (VD: ngày làm thêm 3h thì 1h đầu tiên áp dụng 120% mức lương bình quân, 2h tiếp theo tăng 130% mức lương bình quân…).

Về tiền lương, đại biểu thống nhất quy định theo hướng hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ của các bên trong thị trường lao động; tạo điều kiện để doanh nghiệp có quyền chủ động trong quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong sản xuất kinh doanh; nâng cao sự chủ động thỏa thuận, thương lượng giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động để quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động. Tuy nhiên, cần có lộ trình và bước đi phù hợp, tránh gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp cũng như bất lợi cho người lao động.

Đặc biệt, đối với vấn đề bình đẳng giới, đại biểu rất quan tâm và đưa ra một số đề nghị bổ sung vào dự thảo một số nội dung: "Người sử dụng lao động phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động, tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc”; "Khi lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến khi con đủ 12 tháng”; "Khi lao động nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến khi con đủ 12 tháng”; "Lao động nữ mang thai hộ được gia hạn hợp đồng lao động đến thời điểm giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ nhưng chỉ tính đến khi con đủ 12 tháng tuổi. Người nhờ mang thai hộ được gia hạn hợp đồng lao động từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 12 tháng tuổi”.

Theo nội dung chương trình phiên họp, chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về vấn đề này.

Thu Phương (Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh ) (TH)

Các tin khác


Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về đầu tư phát triển văn hóa

Thủ tướng Chính phủ vừa trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội) về việc triển khai đầu tư phát triển văn hóa theo Kết luận 30-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ đăng quang của Nhà vua Nhật Bản

Sáng 22-10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến sân bay quốc tế Na-ri-ta, thủ đô Tô-ki-ô của Nhật Bản, bắt đầu chuyến tham dự lễ đăng quang của Nhà vua Nhật Bản Na-rư-hi-tô. Ðón Thủ tướng tại sân bay, có đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Ðại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam.

Thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Nhật Bản

Nhận lời mời của Chính phủ Nhật Bản, ngày 22-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito tại Tokyo, Nhật Bản.

Vấn đề đặt ra trong việc đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng ở huyện Cao Phong

Bài 2 - Khắc phục tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng 


(HBĐT) - Tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng và xin ra khỏi Đảng ở huyện Cao Phong có chiều hướng tăng trong những năm gần đây; có chi, Đảng bộ mới xuất hiện hiện tượng này cũng đang lo lắng sẽ tiếp tục tăng. Điều này đặt ra nhiều vấn đề, đòi hỏi cần đề ra các giải pháp khắc phục.

Quốc hội thảo luận về kế hoạch KT-XH và ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội (QH) khóa XIV, sáng 22/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (NSNN) và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi).

Vấn đề đặt ra trong việc đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng ở huyện Cao Phong

Bài 1 - Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng tăng, vì sao? 

(HBĐT) - Tính đến tháng 10/2019, Đảng bộ huyện Cao Phong có 31 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc (19 Đảng bộ, 12 chi bộ), 185 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở với 3.624 đảng viên. Thời gian qua, tình trạng đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng, xin ra khỏi Đảng và bị xóa tên xuất hiện ở nhiều tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ huyện. Đáng chú ý, hiện tượng này xuất hiện liên tục trong các năm gần đây và có chiều hướng tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục