(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch số 271/KH/TU ngày 18/3/2020 thực hiện chủ đề "Năm dân vận khéo” 2020.
Theo đó, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận khéo của hệ thống chính trị, vận động Nhân dân tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển KT-XH, giữ vững ANCT, TTATXH; chào mừng đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đội ngũ CB, đảng viên, CC, VC đối với công tác dân vận, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị; xây dựng, nhân rộng các điển hình "Dân vận khéo”, tạo sự đồng thuận và tham gia của người dân. BTV Tỉnh ủy yêu cầu thực hiện các nội dung "Dân vận khéo” đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
Trong đó, đối với cấp ủy, tổ chức Đảng: Tiếp tục quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, phong trào thi đua "Dân vận khéo”, trọng tâm là Chỉ thị số 56-CT/TU, ngày 26/11/2019 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với phong trào thi đua "Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, tiếp xúc đối thoại của người đứng đầu cấp ủy với Nhân dân; giải quyết các kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng; khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài.
Đối với các cơ quan Nhà nước: HĐND các cấp tăng cường thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, nhất là các chính sách liên quan mật thiết đến cuộc sống của Nhân dân; lắng nghe ý kiến Nhân dân trong việc xây dựng chính sách. Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri; tăng cường hoạt động giám sát, chất vấn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân...
UBND các cấp, các ban, sở, ngành ban hành văn bản cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của HĐND; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đẩy mạnh CCHC, nhất là TTHC; phòng chống tham nhũng, ngăn ngừa tiêu cực, nhũng nhiễu, phiền hà đối với Nhân dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác dân vận khéo của đội ngũ CB, CC, VC trong quá trình thực thi công vụ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý nghiêm CB, CC, VC vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm với Nhân dân.
Các cơ quan tư pháp phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ và Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách tư pháp; bảo đảm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan sai, không để lọt tội phạm.
Đối với LLVT tuyên truyền vận động, giúp đỡ Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển KT-XH, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; củng cố, tăng cường tình đoàn kết giữa LLVT với Nhân dân. Làm tốt công tác dân vận, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân vững mạnh.
MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập hợp Nhân dân trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tiến tới kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Xây dựng, nhân rộng điển hình dân vận khéo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể CT-XH lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc phát hiện, biểu dương, nhân rộng các mô hình điển hình "Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội...
P.V (TH)
Từ ngày 23 - 25/3, Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống COVID-19.
Ngày 21/3, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo số 172-TB/TW Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Đảng bộ thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào nề nếp, trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Từ đó, xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Chia sẻ về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả tự phê bình và phê bình (TPB&PB) ở các tổ chức cơ sở Đảng, đồng chí Võ Ngọc Kiên, TUV, Phó trưởng Ban TT Ban Tổ chức Tỉnh ủy đánh giá: "Những năm gần đây, TPB&PB đã có chuyển biến tích cực do có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và hướng dẫn cụ thể của T.Ư, Tỉnh ủy. Các cấp ủy, tổ chức Đảng (TCĐ) mà trực tiếp là người đứng đầu cấp ủy đã bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của T.Ư, của tỉnh và tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI, XII gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị để cụ thể hóa, thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Tuy nhiên, không phải tất cả TCĐ, cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) đều nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng công tác TPB&PB, dẫn đến việc thực hiện ở một số nơi còn hình thức, chiếu lệ. Có nơi chưa nắm vững phương pháp phê bình, chưa thực hiện đủ các nội dung của TPB&PB, làm qua loa, chiếu lệ, né tránh khuyết điểm, thậm chí còn lợi dụng phê bình để nói xấu, chỉ trích nhau, không những không hiệu quả mà còn gây tác dụng ngược lại”.